Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nicotine và sự thật về “không độc, không ung thư”

Nicotine là hợp chất có lẽ là được nhiều người biết đến nhất trong thuốc lá truyền thống và các loại thuốc lá điện tử ngày nay. Khi tìm đọc trên các trang mạng, báo chí, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các thông tin nói rằng nicotine không phải chất độc, nicotine không phải chất gây ung thư. Nhưng liệu những điều này có đúng hay không? Ảnh hưởng của nicotine đối với sức khỏe như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nicotine là chất gây nghiện

Nicotine là một ancaloit có chứa nitơ, được tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím và ớt chuông. Về bản chất, nicotine là một chất gây nghiện mạnh, có trong thành phần của thuốc lá truyền thống và hiện nay còn xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử.

Nicotine được xếp vào nhóm chất gây nghiện bởi khả năng gây nghiện mạnh của nó. Nó có thể an thần, kích thích. Khi tiếp xúc với nicotine, cơ thể giải phóng adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hô hấp và tăng huyết áp. Nó cũng có thể làm giảm sản xuất insulin và tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, nicotine có khả năng làm tăng gián tiếp dopamine – kích thích trong các khu vực của não bộ và tăng cảm giác thoải mái, khoái cảm; ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, tạo cảm giác mãn nguyện hay tăng ngưỡng chịu đau, an thần.

Những khả năng của nicotine có thể tương tự như sử dụng heroin hay cocaine. Tuy nhiên, nicotine không gây ung thư hay gây hại quá mức cho cơ thể, nhưng với bản chất là chất gây nghiện mạnh, nó có thể khiến người sử dụng bị phụ thuộc quá nhiều vào nó và kéo theo những tác hại khó tránh khỏi.

Nghiện Nicotine “rất khó chữa”

Nếu bạn hút càng nhiều thuốc, nicotine càng khiến bạn dễ chịu. Điều này dẫn tới một vấn đề là khi ngừng hoặc cắt bỏ thuốc, cơ thể sẽ rất khó chịu và rơi vào một tình trạng gọi là phụ thuộc Nicotine – hay nghiện Nicotine.

Các triệu chứng của nghiện nicotine bao gồm:

  • Không thể ngừng hút thuốc. Rất nhiều người cho biết họ đã vô cùng nỗ lực trong việc ngừng hút thuốc nhưng không thể. Cai thuốc không đơn giản là vấn đề sức khỏe, cai thuốc còn là vấn đề của ý chí và nghị lực.
  • Xuất hiện các triệu chứng cai khi cố gắng dừng lại. Việc cố gắng dừng hút thuốc gây ra các triệu chứng liên quan đến thể chất và tâm lý, chẳng hạn như thèm ăn mạnh, lo lắng, cáu kỉnh, bồn chồn, mất tập trung, tâm trạng chán nản, thất vọng, tức giận, tăng cảm giác đói, mất ngủ, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Vẫn tiếp tục hút thuốc bất chấp vấn đề sức khỏe. Mặc dù đã gặp phải các vấn đề sức khỏe như bệnh về phổi hoặc tim, nhưng vẫn không thể dừng lại.
  • Từ bỏ các hoạt động ngoài xã hội. Ngừng đến những nơi cấm hút thuốc hoặc ngừng giao lưu với người khác vì đơn giản: không thể hút thuốc trong những tình huống này.
Nguyên nhân nào gây nghiện Nicotine?

Như đã nói ở trên, Nicotine là hóa chất có trong thuốc lá khiến bạn không thể ngừng hút thuốc. Nicotine ngấm vào máu rất nhanh và di chuyển đến não bộ chỉ trong vòng vài giây sau khi hít một hơi thuốc. Tại não, nicotine làm tăng giải phóng các hóa chất dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi.

Khi hút càng nhiều thuốc, ngưỡng cảm giác thoải mái với nicotine ngày càng cao. Dần dần, nicotine trở thành một phần của thói quen hàng ngày và xen vào cuộc sống, vào cảm giác của người hút. Trong một số tình huống, ham muốn hút thuốc sẽ tăng lên khi:

  • Uống cà phê hoặc giải lao tại nơi làm việc
  • Nói chuyện điện thoại
  • Uống rượu
  • Lái xe
  • Ngồi nói chuyện với bạn bè

Nhận thức được nghiện nicotine là điều có thể nhận ra, song đối phó với chúng thì không phải ai cũng làm được.

Nguy cơ nghiện Nicotine

Nguy cơ nghiện nicotine song hành với nguy cơ nghiện thuốc lá. Các nguy cơ bao gồm:

  • Trẻ tuổi. Những người bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi càng trẻ càng dễ nghiện thuốc lá, và đương nhiên là sẽ dễ nghiện nicotine.
  • Di truyền. Khả năng ai đó bắt đầu hút thuốc và tiếp tục hút thuốc có thể do di truyền một phần. Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cách các thụ thể trên bề mặt tế bào thần kinh của não phản ứng với liều lượng cao nicotine do thuốc lá cung cấp.
  • Cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa. Trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có khả năng hút thuốc. Tương tự, bạn bè hút thuốc kéo theo việc thử và hút thuốc thật cao hơn.
  • Trầm cảm, bệnh tâm thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa trầm cảm và hút thuốc. Những người bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc các dạng bệnh tâm thần khác có nhiều khả năng là người hút thuốc.
  • Nghiện chất. Lạm dụng rượu, sử dụng ma túy bất hợp pháp có tỉ lệ hút thuốc cao.

Tác hại của nghiện Nicotine

Nicotin là thành phần không thể thiếu của thuốc lá, và nó là nguyên nhân dễ đến sự lệ thuộc vào thuốc lá không thể chấm dứt. Khói thuốc lá chứa hơn 60 chất hóa học gây ung thư đã biết và hàng ngàn chất độc hại khác. Ngay cả thuốc lá được quảng cáo hoàn toàn tự nhiên hoặc làm từ thảo dược cũng đều có hóa chất độc hại.

Chúng ta đã biết rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc. Các vấn đề sức khỏe khác nhau như:

  • Ung thư phổi và bệnh phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi. Ngoài ra, hút thuốc còn gây ra các bệnh về phổi, chẳng hạn như khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Hút thuốc lá cũng làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
  • Các bệnh ung thư khác. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư miệng, họng (hầu), thực quản, thanh quản, bàng quang, tuyến tụy, thận, cổ tử cung và một số loại bệnh bạch cầu. Nhìn chung, hút thuốc gây ra 30% tổng số ca tử vong do ung thư.
  • Các vấn đề về tim và hệ tuần hoàn. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và mạch máu (tim mạch), bao gồm các cơn đau tim và đột quỵ. Nếu một người bị bệnh tim hoặc mạch máu chẳng hạn như suy tim, hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng này.
  • Bệnh tiểu đường. Hút thuốc lá làm tăng kháng insulin, có thể tạo tiền đề cho bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bị tiểu đường, hút thuốc có thể đẩy nhanh tiến trình của các biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận và các vấn đề về mắt.
  • Những vấn đề về mắt. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về mắt nghiêm trọng như đục thủy tinh thể và mất thị lực do thoái hóa điểm vàng.
  • Vô sinh và bất lực. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và nguy cơ liệt dương ở nam giới.
  • Các biến chứng khi mang thai. Những bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn và sinh con nhẹ cân hơn.
  • Cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh khác. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm và viêm phế quản.
  • Bệnh răng và nướu. Hút thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển viêm nướu và nhiễm trùng nướu nghiêm trọng có thể phá hủy hệ thống hỗ trợ cho răng (viêm nha chu).

Hút thuốc lá còn gây ra những nguy cơ về sức khỏe cho những người xung quanh. Vợ/chồng của người hút thuốc cho dù không hút thuốc vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi và bệnh tim mạch cao hơn so với những người không sống chung với người hút thuốc. Trẻ em có cha mẹ hút thuốc dễ bị hen suyễn, nhiễm trùng tai và cảm lạnh trầm trọng hơn.

Tóm lại

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lệ thuộc vào nicotine là không sử dụng thuốc lá ngay từ đầu, và cách tốt nhất để giữ một đứa trẻ không hút thuốc là chính cha mẹ chúng cũng không hút thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ không hút thuốc hoặc những người đã bỏ thuốc thành công sẽ ít có khả năng hút thuốc hơn. Không hút thuốc lá là mang lại sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn gia đình và toàn xã hội.

Tham khảo thêm thông tin tại: Hút xì gà có bị nghiện không?

 

Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm