Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những yếu tố bất ngờ gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn

Thay đổi đường huyết có thể ảnh hưởng đến bạn theo nhiều cách khác nhau. Đường huyết cao hơn sẽ gây đau đầu, nhìn mờ và thay đổi cảm xúc. Hạ đường huyết ngược lại có thể khiến bạn bị run cơ, chóng mặt hoặc mất phương hướng

Tuỵ là nơi sản xuất insulin và glucagon, chịu trách nhiệm duy gì cân băng đường huyết cho cơ thể. Insulin sẽ chuyển hoá các thực phẩm chúng ta ăn vào, đặc biệt là carbohydrate trong chế độ ăn thành glucose, vận chuyển  glucose trong máu để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho các cơ quan, cơ bắp, và hệ thần kinh. Với những người bị tiểu đường, đường huyết tăng quá cao sẽ dẫn đến suy thận. Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, như tổn thương dây thần kinh, bệnh thận, bệnh tim mạch. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết của bạn mà bạn không biết.

Thời điểm trong ngày

Đường trong máu thường sẽ thay đổi trong suốt cả ngày, và sẽ thay đổi giữa các ngưỡng cao, thấp và trung bình. Một số người sẽ có mức đường huyết tăng cao hơn vào buổi chiều khi lượng đường huyết khó kiểm soát nhất. Một số người khác thức dậy trong tình trạng tăng đường huyết trong khi có những người khác lại bị hạ đường huyết vào buổi sáng sớm. Sự thay đổi này có thể do nhiều yếu tố, ví dụ như tình trạng mệt mỏi hoặc bữa ăn gần nhất là gì.

Với trường hợp tăng đường huyết khi ngủ, hormone cortisol và hormone GH sẽ được tiết ra, kích thích gan phân giải glucose để cung cấp năng lượng cho ngày tiếp theo. Cùng lúc đó, mức insulin sẽ giảm xuống vào buổi tối, dẫn đến sự tăng đường huyết vào sáng sớm. Một nguyên nhân khác khiến đường huyết tăng lên vào sáng sớm là do hiệu ứng Somogyi. Đó là khi cơ thể sẽ tăng tiết các hormone như cortisol và hormone GH, gan lại giải phóng ra lượng glucose dự trữ để đề phòng tình trạng hạ đường huyết qua đem.

Mất nước

Khoảng 75% số người Mỹ bị mất nước mãn tính, nghĩa là cho dù có uống nước suốt cả ngày thì cơ thể vẫn không nạp đủ lượng nước cần để tồn tại. Nhiều người không nhận thức được rằng nước có thể ảnh hưởng  đến lượng đường huyết. Tình trạng mất nước nhẹ có thể khiến lượng glucose trong máu đậm đặc hơn, làm tăng lượng đường máu, và dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn: thận sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn để rửa sạch glucose ra khỏi cơ thể, nhưng bạn càng tiểu nhiều, bạn lại càng mất nước. Cùng lúc cơ thể mất nước, hormone vasopressin cũng được tiết ra, khiến thận sẽ cố gắng tích nhiều nước nhất có thể đồng thời vô tình cũng sẽ tích lại nhiều glucose hơn. Vasopressin nồng độ cao có thể kích thích gan sản xuất nhiều đường huyết hơn. Dần dần tình trạng này dẫn đến kháng insulin và tăng đường huyết mãn tính.

Mất ngủ

Thiếu ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến đường huyết. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy mất ngủ có thể làm mất khả năng kiểm soát glucose và giảm khả năng nhạy cảm insulin ở người tiểu đường typ 2. Không ngủ đủ giấc cũng làm giải phóng cortisol, gây tăng đường huyết. Những người bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cũng thường sẽ ngủ ít hơn và có chất lượng giấc ngủ kém hơn, theo kết quả của một nghiên cứu năm 2018, từ đó có thể làm nặng thêm các triệu chứng và gây ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của họ.

Bị ốm

Bị ốm có thể gây ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn thông qua các hormone stress như adrenalin và cortisol. Khi bị ốm, cơ thể sẽ tiết ra một số hormone để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng những hormone này cũng có thể chống lại insulin và làm tăng glucose trong máu. Khi lượng đường máu tăng cao, các tế bào bạch cầu sẽ hoạt động chậm lại và khó thực hiện các chức năng bình thường hơn, ví dụ như chống lại các vi khuẩn có hại. Ở người không bị tiểu đường, insulin dự trữ sẽ được huy động để hỗ trợ các tế bào bạch cầu, nhưng với những người bị tiểu đường sẽ không đủ nguồn cung cấp insulin, dẫn đến tăng đường huyết và thậm chí có thể rơi vào tình trạng xeton hoá.

Bệnh về nướu

Mối quan hệ giữa các bệnh về nướu và đường huyết là mối quan hệ 2 chiều. Khi bị tăng đường huyết, lượng đường trong nước bọt sẽ tăng lên, khiến các vi khuẩn và mảng bám tích tụ nhanh hơn và di chuyển xung quanh răng và lợi, dẫn đến tình trạng viêm, chảy máu, sưng, đỏ ở lợi. Ngược lại, các bệnh về lợi khiến người bệnh khó kiểm soát đường huyết hơn. Nhiều giả thuyết cho rằng vi khuẩn gây bệnh về lợi có thể bị rò rỉ vào trong máu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ đáp lại bàng cách tăng đường huyết nhằm mục đích tiêu diệt các vi khuẩn có hại.

Thời tiết khắc nghiệt

Cho dù đó là thời tiết nóng hay lạnh, thì thời tiết khắc nghiệt cũng là một yếu tố làm tăng lượng đường huyết. Nhiệt độ cao có thể có rất nhiều ảnh hưởng đến đường huyết. Trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiều người thấy rằng lượng đường huyết của họ thường xuyên tăng cao do bị mất nước , cũng như do cơ thể căng thẳng mệt mỏi trong khi nhiều người lại bị hạ đường huyết trong những ngày nóng. Tương tự như vậy, quá lạnh cũng có thể gây ra một tình trạng khó chịu, làm tăng nồng độ các hormone như adrenaline và cortisol trong cơ thể, khiến đường huyết tăng cao với tốc độ nhanh. Ngoài ra, những tổn thương cháy nắng trong những ngày nắng nóng cũng có thể làm tăng mức đường huyết thông qua việc gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, với cách tương tự như khi bạn bị ốm. Dữ liệu năm 2016 tại Mỹ cho thấy vào những ngày nắng nóng, số lượng người bị tiểu đường nhập viện tăng lên và tỷ lệ tử vong trong những ngày này thường cũng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, những người tiểu đường cũng nên ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong những ngày nắng nhẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường typ 2 và bệnh tim mạch bằng cách làm giảm insulin và mỡ máu.

Đi du lịch

Thay đổi mức đường huyết khi đi du lịch có thể là hậu quả của việc cơ thể đáp ứng với các trạng thái căng thẳng khi đang trên đường đi và những thay đổi trong cả chuyến đi, ví dụ như thay đổi thời gian ăn uống, thay đổi mức độ hoạt động thể chất. Bản thân việc đi du lịch bằng máy bay cũng có thể gây ra những thay đổi về đường huyết. Thay đổi về vĩ độ và thay đổi về áp suất không khí đặc biệt là trong những chuyến gay dài có thể ảnh hưởng đến đường huyết theo nhiều cách khác nhau, có thể khiến đường huyết tăng hoặc giảm. Theo nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Medicine, hạ đường huyết là tình trạng phổ biến hơn ở những người phải đi qua nhiều khu vực múi giờ khác nhau, do sựt hay đổi về đòng hồ sinh học và ảnh hưởng của việc lệch múi giờ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lựa chọn đồ uống cho người bệnh tiểu đường

Bình luận
Tin mới
Xem thêm