Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại trà tốt nhất để làm giảm hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh rối loạn mạn tính đường hô hấp, khiến đường thở bị viêm và hẹp và viêm, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, khò khè, ho và đau tức ngực.

 Mặc dù có rất nhiều cách điều trị cho tình trạng hen suyễn, nhưng một số loại trà có thể sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.

Dưới đây là các loại trà đã được chứng minh có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn.

Trà gừng

Trà gừng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cũng như các chất có hoạt tính sinh học. Trà gừng có nhiều lợi ích như làm giảm viêm, giảm cảm giác buồn nôn và làm giảm đường huyết. Ngoài ra, các nghiên cứu đã gợi ý rằng gừng có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng hen suyễn. Nghiên cứu trên các tế bào người cho thấy các hợp chất có trong gừng như gingerol và shogaols có thể giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn bằng cách làm giảm tình trạng viêm ở đường thở.

Trong một nghiên cứu trên 92 người bị hen suyễn sử dụng 450mg chiết xuất gừng hoặc giả dược hàng ngày. Đáng chú ý, 20% số người trong nhóm dùng gừng cải thiện tình trạng khò khè, 52% cải thiện tình trạng căng tức ngực.

Trà xanh

Trà xanh rất giàu các chất dinh dưỡng cũng như các chất chống oxy hoá có tác dụng giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ tiểu đường typ 2, bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Ngoài ra, các nghiên cứu gợi ý rằng trà xanh cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn.

Nghiên cứu trên 1000 người chỉ ra rằng những người uống 240ml trà xanh có chức năng phổi tốt hơn đáng kể so với những người không uống. Ngoài ra, trà xanh cũng có chứa caffeine, giúp làm giãn đường thở của bạn trong khoảng 4 giờ và có thể giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng hen suyễn.

Trà đen

 

Giống như trà xanh, trà đen cũng có chứa caffeine giúp làm giãn đường thở và có thể cải thiện chức năng phổi ở mức độ vừa phải. Do vậy, cũng có thể giúp cải thiện phần nào các triệu chứng hen suyễn. Trà đen còn có một số tác dụng khác như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường typ 2.

Trà bạch đàn

Trà bạch đàn làm từ lá của cây bạch đàn, chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá và các hoá chất thực vật như eucalyptol. Eucalyptol có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Các nghiên cứu gợi ý rằng thành phần này có thể giúp giảm viêm, làm giảm sản xuất dịch nhầy và làm giãn nở các phế nang.

Trà cam thảo

Trà cam thảo được làm từ rễ cây cam thảo, có vị ngọt và hơi đắng. Trong y học cổ truyền, rễ cam thảo được sử dụng từ rất lâu để điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả bệnh hen suyễn. Nghiên cứu trên động vật cho thấy glycyrrhizin có trong chiết xuất của cam thảo sẽ giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là khi được phối hợp với các biện pháp điều trị hen suyễn phổ biến hiện nay như salbutamol. Mặc dù nghiên cứu trên người cho thấy kết quả tương tự nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu với thời gian dài hơn để đứa ra kết luận.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng sử dụng quá nhiều rễ cảm thảo có thể dẫn đến các phản ứng phụ nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tiêu thụ ở dưới mức 240ml/ngày và trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang mắc phải các tình trạng bệnh lý khác

Trà thảo bản bông vàng (mullein)

Trà thảo bản bông vàng là một loại trà làm từ lá của cây thảo bản bông vàng có nguồn gốc từ châu Âu, châu Á và châu Phi. Thảo bản bông vàng đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm trước để chữa các tình trạng liên quan đến hô hấp, ví dụ như viêm phế quản, tích tụ dịch nhầy và hen.

Nghiên cứu trên động vật và trên người gợi ý rằng mullein có thể giúp điều trị các triệu chứng hen suyễn như ho, khò khè, và khó thở bằng cách làm giảm viêm, làm giãn cơ ở hệ hô hấp. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại trà tốt nhất để giảm buồn nôn

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm