Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu nhầm thông tin trên nhãn thực phẩm và cách tránh được việc này

Khi bạn quyết định liệu một thực phẩm này có dinh dưỡng tốt hay không thì bạn chỉ có thể dựa vào nhãn. Các nhãn hiệu và kế hoạch tiếp thị thông minh có thể đánh lừa người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này tốt cho sức khỏe. Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các mánh khóe trên nhãn, về công nghệ thực phẩm và đường mà bạn thường hay hiểu nhầm.

Tại sao “hữu cơ” và “không gluten” không nói lên sự lành mạnh của thực phẩm

Nói chung, thực phẩm “thật” không cần một danh sách thành phần. Cà rốt là cà rốt, táo là táo, bạn ko cần phải gắn nhãn lên chúng. Nhưng những sản phẩm được chế biến sẵn bán trong các cửa hàng tiện lợi thì cần phải gắn nhãn dinh dưỡng, ghi thành phần và đi kèm với những cụm từ quảng cáo. Học cách giải mã để đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn là một kỹ năng quan trọng.

Có rất nhiều thực phẩm được chế biến với các thành phần nghèo dinh dưỡng và thậm chí là có hại như:

  • Dầu hạt công nghiệp
  • Chất béo dạng trans
  • Đường tinh chế và đường nhân tạo
  • Ngũ cốc tinh chế
  • Chất bảo quản, chất làm dầy,
  • Hương vị nhân tạo và các chất phụ gia

Thật không phải dễ dàng để nhận biết được độ dinh dưỡng của thực phẩm chỉ qua đóng gói, Đôi khi những thành phần bị ẩn ngay cả trong thực phẩm có vẻ đơn giản và là thực phẩm “thật”. Ví dụ, ức gà có thể được thêm vào nước hầm gà (với hàm lượng không rõ) bao gồm 15% tổng trọng lượng đóng gói.

Mọi thứ đều có thể gây hiểu lầm  thông qua nhãn thực phẩm. Một số cụm từ tiếp thị được thêm vào bao bì cố gắng thuyết phục chúng ta rằng thực phẩm lành mạnh hơn thực tế. Đừng để chúng hạ gục bạn.

“Không gluten”

Thực phẩm tự hào ghi trên nhãn rằng “không gluten” thuyết phục người tiêu dùng rằng đó là thực phẩm lành mạnh. Phải nói rằng thực phẩm “không gluten” không phải dành cho tất cả mọi người mà chỉ lành mạnh đối với những ai không dung nạp gluten.

Lý do nữa, những thực phẩm này có thể không chứa gluten nhưng lại chứa những chất khác không tốt cho sức khỏe. Bim Bim không gluten chẳng hạn, ai cũng biết đây là món đồ ăn không tốt cho sức khỏe, hay bánh quy không gluten nhưng chúng vẫn chứa lượng đường kha khá.

“Hữu cơ”

Để có được nhãn hữu cơ trên vỏ, các nguyên liệu phải được nuôi trồng mà không có phân bón hóa học, tuân theo những chỉ dẫn nghiêm ngặt về loại côn trùng hoặc loại cỏ dại nào được phép để kiểm soát cây trồng vật nuôi. Hoa quả và rau củ hữu cơ phải có hàm lượng thuốc trừ sâu nhỏ và hàm lượng vi chất phải cao. Thịt có thể coi là hữu cơ nếu như vật nuôi được ăn thức ăn hữu cơ, không sử dụng kháng sinh hoặc hormones và nuôi trong điều kiện tự nhiên.

Tuy nhiên, nhãn “hữu cơ” trên bao bì của thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo rằng chúng hoàn toàn lành mạnh. Ví dụ trong một sản phẩm ngũ cốc được dán nhãn hữu cơ vẫn có chứa 11g đường cho mỗi khẩu phần, và một trong bốn thành phần chính đầu danh sách là lúa mỳ, đường, bột gạo và dầu hướng dương, hầu như không có các dinh dưỡng nào khác ngoài việc cho thêm vitamin và muối khoáng.

“X g ngũ cốc nguyên cám trên một phần ăn”

Mọi người thường không ăn đủ chất xơ, vì thế các công ty thực phẩm thường tung ra các sản phẩm với rất nhiều gam ngũ cốc nguyên cám cho một phần ăn để đáp ứng nhu cầu đó. Lấy ví dụ về ngũ cốc ăn liền của một số hãng chẳng hạn, có ghi “19g ngũ cốc nguyên cám trên một phần ăn”- có yến mạch, ngô, đường, và bột ngô là một trong 4 thành phần đầu tiên.

Các tốt nhất để tăng lượng chất xơ nạp vào bằng cách tiêu thụ nhiều các loại rau chứa hoặc không chứa tinh bột.

“Ít chất béo bão hòa” và “ít/không có cholesterol”

Từ hàng thập kỷ nay chúng ta được bảo rằng chất béo bão hòa và cholesterol là nguyên nhân gây gia tăng nhanh chóng bệnh tim mạch. Giả thuyết về chế độ ăn-tim mạch chưa hề được các tài liệu y khoa ủng hộ nhưng thói quen cũ thì khó bỏ. Những thực phẩm được gắn nhãn “ít chất béo bão hòa” hoặc “ít cholesterol” vẫn thuyết phục chúng ta rằng những thực phẩm này lành mạnh hơn. Nhưng chất béo bão hào và cholesterol không phải là thủ phạm, mà chính thực phẩm chế biến sẵn, tinh chế mức độ cao mới là nguyên nhân.

“Ít muối”

Các nhà sản xuất bim bim khoai tây, bánh quy giòn, và nhiều loại đồ ăn vặt khác đã tung ra những sản phẩm “ít muối” để đáp ứng nhu cầu lo sợ các sản phẩm chứa muối. Nhưng khi hàm lượng muối giảm thấp, họ sẽ phải thêm một số chất khác vào để giữ nguyên hương vị và thường thì đường sẽ được thêm vào.

Nếu bạn đang thực hiện những chế độ ăn giàu dưỡng chất thì hàm lượng muối cao không phải là mối bận tâm. Hơn thế nữa, còn nhiều điều chúng ta còn nhiều quan niệm sai lầm khi nói về muối trong chế độ ăn.

“Trộn với….”

Hơn một thập kỷ trước, nước xốt trộn salad bán trong các siêu thị thường được ghi “trộn với dầu ô liu cực kỳ nguyên chất” trên nhãn. Tuy nhiên sau khi điều tra kỹ càng hơn, mặc dù đúng là có dầu ô liu cực kỳ nguyên chất trên danh sách nguyên liệu nhưng vẫn được trộn thêm dầu hạt cải và dầu đậu nành. “Trộn với…” có thể dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng không check nhãn cẩn thận.

Đường xuất hiện vụng trộm

“Đường xuất hiện vụng trộm” không phải là một cụm từ tiếp thị, nó là tên một loại đường được tìm thấy trong rất nhiều, rất nhiều thưc phẩm mà bạn không để ý đến. Dưới đây là một số thực phẩm chứa đường  mà bạn ít để ý thấy:

  • Xốt spaghetti
  • Ngô đóng hộp
  • Đậu đóng hộp
  • Sữa chua
  • Bơ đậu phộng
  • Xốt trộn salad
  • Bánh mỳ
  • Súp đóng hộp
  • Nước xốt táo
  • Gia vị  thập cẩm

Đường cũng có rất nhiều tên khác nhau trên nhãn thực phẩm:

  • Sucrose
  • Siro ngô cao fructose
  • Hoa quả cô đặc
  • Siro đường nâu
  • Siro đường mía
  • Mật ong
  • Đường mía…..

Những thành phần đường được liệt kê  thường sẽ xếp theo thứ tự chiếm hàm lượng cao nhất cho đến ít nhất. Đôi khi một sản phẩm có thể chứa nhiều loại đường. Nên nếu chúng nằm rải rác ở trên nhãn, thì bạn nên hiểu rằng tổng lượng đường của sản phẩm có thể trở thành thành phần chính của thực phẩm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm biến đổi gen: lợi ích và nguy cơ

 

Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm