Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm hữu cơ liệu có an toàn hơn?

Rau hữu cơ đang là xu hướng mới của các bà nội trợ. Vậy có sự khác biệt gì giữa rau hữu cơ và rau thông thường?

Thực phẩm hữu cơ liệu có an toàn hơn?

Một mặt rau hữu cơ chỉ tìm thấy ở các của hàng thực phẩm vì sức khỏe và các của hàng rau hữu cơ, còn rau trồng công nghiệp thì bán ở tại hầu hết các siêu thị. Đó đã điểm lợi thế của rau trồng thông thường. Mặt khác, cùng là  táo, một quả trồng theo kiểu hữu cơ, một theo kiểu thông thường mà cùng thơm ngon, bóng, đỏ cùng cung cấp chất xơ, vitamin, không có chất béo, natri và cholesterol. Bạn sẽ chon quả nào?

Canh tác thông thường và canh tác hữu cơ

Cụm từ “hữu cơ” đề cập đến kiểu canh tác và chế biến các sản phẩm nông nghiệp như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, các sản phẩm sữa và thịt. Canh tác hữu cơ là cách để khuyên khích nông dân bảo tồn đất, nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Những người nông dân canh tác theo kiểu hữu cơ sẽ  để cho cây cối được thụ phấn và diệt cỏ theo kiểu tự nhiên. Ví dụ dùng phân bón tự nhiên để bón cho cây và tăng độ màu mỡ cho đất, trồng luân canh hoặc đa canh để diệt cỏ.

Hữu cơ hay không? Hãy kiểm tra nhãn sản phẩm

Cục quản lý nông nghiệp Mỹ (USDA) đã thiết lập ra chương trình chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nông nghiệp và đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để một sản phẩm được gắn mác hữu cơ. Các tiêu chuẩn này dựa trên việc sản phẩm đó được trồng, xử lý chế biến như thế nào.

Bất kỳ sản phẩm nào được dán nhãn hữu cơ phải được sự công nhận của USDA. Chỉ có các nhà sản xuất bán các thực phẩm hữu cơ ít hơn 5000 Đô trên một năm thì được miễn chứng nhận này. Tuy nhiên USDA vẫn yêu cầu họ phải tuân theo các quy định của USDA về thực phẩm hữu cơ.

 

Nếu một thực phẩm mang nhãn hữu cơ của USDA thì có ngĩa là nó được sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn của USDA. Các cản phẩm hoàn toàn hữu cơ như hoa quả, rau, trứng hoặc các thức ăn không qua chế biến sẽ được gắn nhãn 100% hữu cơ của USDA. Các thực phẩm chế biên có nhiều thành phần như bánh ngũ cốc có thể sử dụng con dấu hữu cơ USDA kèm theo các từ sau đây:

  • 100% hữu cơ:  nếu tất cả các thành phần đều được sản xuất theo kiểu hữu cơ,
  • Hữu cơ: nếu sản phẩm có ít nhất 95% các thành phần được sản xuất theo kiểu hữu cơ.
  • Sản phẩm có tối thiểu 70% thành phần hữu cơ thì thêm từ “ làm từ nguyên liệu hữu cơ”.
  • Nếu ít hơn 70% thì sẽ không được gắn nhãn “hữu cơ”. Sản phẩm đó có thể có nguyên liệu hữu cơ nhưng sẽ không được gắn  nhãn hữu cơ của USDA.

Hữu cơ và tự nhiên có giống nhau không?

Tất nhiên là không. “Hữu cơ” và “ tự nhiên” không thể thế chỗ cho nhau. Bạn có thể thấy từ “tự nhiên” hoặc “ tất cả làm từ thiên nhiên” hay “không sử dụng hóc môn” trên nhãn nhưng chúng không phải là “hữu cơ”. Chỉ có loại thực phẩm được trồng và chế biến theo tiêu chuẩn của USDA mới được coi  là hữu cơ.

Phải chăng thực phẩm hữu cơ dinh dưỡng hơn?

Tất nhiên là không nhưng câu trả lời vẫn chưa rõ ràng vì chưa có kiểm nghiệm nào chứng minh được thực phẩm hữu cơ chứa nhiều chất dinh đưỡng hơn thực phẩm thông thường.

Thực phẩm hữu cơ là một sự lựa chọn thay thế.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đén việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ. Đối với một vài người họ chọn thực phẩm hữu cơ vì họ  thích mùi vị của chúng hơn. Tuy nhiên những người khác lại lựa chọn thực phẩm hữu cơ vì những lý do sau:

  • Hóa chất bảo vệ thực vật: canh tác thông thường sử dụng chất bảo vệ thực vật hóa học để phòng chống nấm mốc, côn trùng và các bệnh khác. Điều mọi người lo lắng là sự tồn dư lượng hóa chất này trên thực phẩm sẽ có hại cho sức khỏe. Do đó thực phẩm hữu cơ với ưu thế là không sủ dụng hóa chất bảo vệ thực vật nên sẽ không có sự tồn dư hóa chất sẽ được nhiều người lựa chọn hơn. Thay vì dùng hóa chất người ta sẽ lựa chọn giống cây cẩn thận (giống có thể kháng bệnh), sử dụng bẫy côn trùng, sử dụng các loài thiên địch hay vi khuẩn có lợi để kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng. Tuy nhiên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm thông thường cũng không quá ngưỡng cho phép khi được đem ra thị trường.
  • Phụ gia thực phẩm: thực phẩm hữu cơ bị cấm hoặc rất hạn chế dùng chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến là những chất thường thấy trong các thực phẩm không phải là hữu cơ. Ví dụ như là chất bảo quản, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu, hương vị, mì chính (monoonosodium glutamate).
  • Vì môi trường: một số người mua thực phẩm hữu cơ là vì kiểu canh tác hữu cơ không những không gây ô nhiễm đất, nước mà còn giúp bảo vệ độ tơi xốp cho đất.

Nhược điểm của thực phẩm hữu cơ

Mối quan tâm chung của mọi người là giá cả của thực phẩm  hữu cơ, thường thì giá của thực phẩm hữu cơ cao hơn các thực phẩm thông thường do phương thức canh tác hữu cơ cũng sẽ tốn nhiều chi phi hơn.

Thực phẩm hữu cơ không có chất bảo quản nên chúng cũng dễ bị hỏng nhanh hơn. Ngoài ra các thực phẩm hữu cơ cũng không có vẻ ngoài hoàn hảo, màu sác không đẹp, kích thước không đồng đều. Tuy nhiên chúng vẫn  đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn như những sản phẩm thông thường khác.

Lời khuyên về an toàn thực phẩm

Cho dù bạn lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thông thường thì bạn cung nên ghi nhớ rằng:

  • Chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc khác nhau để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và giảm thiểu tác hại của chất bảo vệ thực vật.
  • Chọn rau và hoa quả theo mùa để đảm bảo sự tươi ngon hoặc mua từ những trang trại trang khu vực bạn sống.
  • Đọc nhãn sản phẩm một cách cản thận vì không phải một sản phẩm mang nhãn hữu cơ là một sản phẩm không có hại cho sức khỏe. một vài sản phẩm hữu cơ chứa nhiều đường, muối, chất béo và calo.
  • Rửa rau và hoa quả dưới vòi nước giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi. Tuy nhiên rửa dưới vòi nước cũng không thể loại đi được dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nên bạn có thể gọt vỏ rau củ, nhưng lưu ý là lột bỏ vỏ cũng có thể làm mất đi chất xơ và dinh dưỡng của thực phẩm.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Ưu nhược điểm của thực phẩm hữu cơ

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayoclinic
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm