Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm HPV và mang thai

HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung, nhưng không phải lúc nào cũng có triệu chứng. Vì lý do này, nên HPV rất dễ lây truyền từ người này sang người khác. Một điều không may nữa là, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ không thể bảo vệ bạn khỏi virus HPV.

Nhiễm HPV và mang thai

Rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai hoặc ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn, vì vậy, việc hiểu được HPV ảnh hưởng như thế nào đến bạn và em bé trong tương lai là rất quan trọng.

HPV ảnh hưởng như thế nào đến bạn trong suốt thai kỳ?

Các bác sỹ không cho rằng HPV sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Nhưng bạn nên trao đổi về nguy cơ lây nhiễm HPV cho bạn tình, đặc biệt là nếu bạn bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động.

Nếu bạn nhiễm HPV, việc tăng lượng estrogen trong thai kỳ có thể làm cho tình trạng mụn cóc sinh dục sẵn có lan rộng hơn, nhân lên nhanh hơn hoặc thậm chí là chảy máu. Sẽ có nguy cơ nhất định cho việc bị nhiễm trùng và chảy máu, do vậy, bác sỹ thường sẽ không khuyên bạn loại bỏ mụn cóc khi đang mang thai.

Nếu bạn bị HPV mà không xuất hiện triệu chứng, tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đến bạn trong suốt thai kỳ. Nhưng nếu bạn có bất cứ lo ngại nào về virus HPV và mang thai, bạn nên trao đổi với bác sỹ.

HPV có thể ảnh hưởng đến em bé khi sinh không?

Đa phần, HPV sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở hoặc sẽ không lây truyền cho em bé. Một ngoại lệ duy nhất là khi bạn bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động do HPV. Một số bà mẹ bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động sẽ truyền virus HPV sang cho em bé. Việc này sẽ gây ra tình trạng nhiễm HPV thanh quản, có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng thở của em bé và gây nguy hiểm.

Khả năng mụn cóc sinh dục do HPV sẽ lan rộng đến mức làm tắc nghẽn đường dẫn sinh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu bạn bị mụn cóc sinh dục ở dạng hoạt động, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên đẻ mổ để bảo vệ cho em bé. Bạn có thể trao đổi về nguy cơ của việc sinh thường với bác sỹ sản khoa để lựa chọn được phương án tốt nhất cho cuộc sinh nở của mình. Không có phương pháp điều trị nào có thể khiến tình trạng mụn cóc biến mất trước khi sinh cả, do vậy, việc theo dõi và kiểm soát sự xuất hiện của mụn cóc là cách duy nhất bạn có thể làm để đảm bảo cuộc sinh nở diễn ra an toàn.

Bạn sẽ rất khó để lây nhiễm virus HPV cho em bé trong khi sinh, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không lây cho em bé các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bạn rất có khả năng sẽ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nếu bạn quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người bạn tình bị nhiễm bệnh khi đang mang thai.

Triệu chứng của nhiễm HPV 

Rất nhiều phụ nữ và nam giới nhiễm HPV mà không có bất cứ triệu chứng nào. Nhưng mụn cóc sinh dục thường sẽ là triệu chứng phổ biến nhất. Mụn cóc sinh dục không phải lúc nào cũng gây đau đớn, nhưng thường sẽ gây ngứa ngáy. Mụn cóc sẽ xuất hiện dưới dạng:

  • Các tổn thương phẳng
  • Các vết phồng giộp nhỏ, có hình dạng bất thường
  • Các vết lồi ra nhỏ, hình ngón tay

Những mụn cóc này có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên da, bao gồm:

  • Cổ tử cung
  • Gần hậu môn
  • Âm đạo
  • Âm hộ

Ở nam giới, mụn cóc do HPV thường sẽ xuất hiện ở dương vật, bìu hoặc xung quanh hậu môn.

Bác sỹ chẩn đoán HPV như thế nào?

Hiện nay, có khoảng hơn 100 typ virus HPV đã được biết đến. Thông thường, có khoảng 40 typ sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và lây truyền qua đường tình dục. Một số typ HPV được cho là nguy cơ thấp, nghĩa là không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng, hoặc ít nhất, là những typ này chưa thấy gây ra tình trạng ung thư. Các typ khác, được cho là những typ nguy cơ cao, nghĩa là có liên quan đến việc gây ra một số loại ung thư cổ tử cung.

HPV không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng, do vậy, bác sỹ thường sẽ sàng lọc ung thư cổ tử cung trong những lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Xét nghiệm sàng lọc này còn được gọi là xét nghiệm tế bào cổ tử cung, hay Pap smear, Pap test. Loại xét nghiệm này sẽ sử dụng một loại bàn chải đặc biệt, trông giống như một chiếc tăm bông nhỏ để thu thập các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Sau khi thu thập mẫu tế bào cổ tử cung, bác sỹ sẽ gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các tế bào này có dấu hiệu ung thư hay không.

Nếu kết quả xét nghiệm của bạn bất bình thường, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm lại, nhưng lần này sẽ lấy nhiều tế bào ở cổ tử cung hơn. Loại xét nghiệm này đặc biệt có thể tìm ra DNA của virus HPV để xác định được typ của virus, từ đó, có thể biết được liệu virus HPV có thể dẫn tới ung thư được hay không.

Điều trị HPV

Xét nghiệm sàng lọc HPV thường chỉ được khuyến nghị tiến hành cho những phụ nữ trên 30 tuổi hoặc ở những phụ nữ trẻ hơn, có kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường. Hiện nay, vẫn chưa có loại xét nghiệm sàng lọc nào cho nam giới để xác định liệu họ có bị nhiễm virus HPV hay không.

Trong một số trường hợp, cơ thể sẽ có khả năng tự loại bỏ virus. Mặc dù trường hợp đó không xảy ra với việc nhiễm virus HPV, nhưng đã xảy ra với những loại virus khác. Nếu bạn không mang thai và được chẩn đoán nhiễm HPV, thì có một số biện pháp có thể loại bỏ được mụn cóc sinh dục, bao gồm:

  • Đốt lạnh
  • Đốt nóng
  • Dùng tia laser
  • Phẫu thuật

Bác sỹ cũng có thể sẽ khuyên bạn nên dùng các loại thuốc bôi hoặc thuốc chống virus để điều trị hoặc làm giảm mụn cóc.

Triển vọng cho việc nhiễm HPV mà mang thai

Gần một nửa số người thường xuyên hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm một dạng virus HPV nào nó trong cuộc đời. Nhưng HPV sẽ không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh nở của bạn. Luôn luôn có những ngoại lệ, do vậy nếu bạn cảm thấy lo ngại, hãy trao đổi với bác sỹ.

Thường xuyên đi khám trước khi sinh có thể đảm bảo bác sỹ luôn theo dõi chặt chẽ tình trạng mụn cóc sinh dục của bạn. Bác sỹ cũng có thể trao đổi về các nguy cơ có thể xảy ra khi bạn sinh con.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Virus HPV và những điều cần biết

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm