Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đục thủy tinh thể: sự thật cần biết

Hầu hết mọi người chỉ biết đục thủy tinh thể như một căn bệnh của người cao tuổi mà không biết rằng lứa tuổi mắc đục thủy tinh thể có thể sớm hơn nhiều.

Đục thủy tinh thể: sự thật cần biết

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, khoảng một nửa số người trên 80 tuổi tại Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, một người ở độ tuổi 40 hoàn toàn vẫn có khả năng mắc phải căn bệnh này. 

Đục thủy tinh thể không phải là tổn thương ở phía ngoài mắt

Đây là quan niệm sai lầm mà khá nhiều người mắc phải. Theo định nghĩa, đục thủy tinh thể là sự hình thành nên các điểm mờ đục giống như những đám mây ở thủy tinh thể của mắt. Do vậy, nhiều người hiểu sai rằng phần mờ đục sẽ phát triển ở phía trên của của thủy tinh thể nhưng trên thực tế đục thủy tinh thể lại hình thành ở bên trong của mắt.

Hình ảnh mà bạn nhìn thấy sẽ trở nên méo mó, biến dạng khi mà các protein hình thành nên thủy tinh thể trong suốt bị phá vỡ. Bạn không thể cảm nhận ngay được sự biến đổi, thường sẽ mất khoảng vài tháng đến vài năm khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cần phải can thiệp phẫu thuật.

Tuổi tác không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất dẫn đến đục thủy tinh thể

Hầu hết những trường hợp mắc bệnh đục thủy tinh thể đều là do tuổi tác, tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nếu đã từng bị chấn thương mắt hay từng thực hiện những phẫu thuật mắt do mắc các căn bệnh khác như tăng nhãn áp. Việc tiếp xúc với các bức xạ mặt trời cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh do ánh sáng mặt trời có thể đẩy nhanh tốc độ giáng hóa của các protein cấu tạo nên thủy tinh thể.

Một số trường hợp đục thủy tinh thể là do bẩm sinh và khi trẻ sinh ra đã mắc phải căn bệnh này.

Đục thủy tinh thể có thể chỉ ảnh hưởng tới một bên mắt

Mặc dù đục thủy tinh thể ở cả hai bên mắt phổ biến hơn nhưng bệnh vẫn có thể tiến triển chỉ ở một bên mắt. Nhất là khi bạn đã từng gặp va đập hay chấn thương một bên mắt và hậu quả là bệnh đục thủy tinh thể chỉ hình thành tại bên mắt đó.

Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến thị lực theo những cách khác nhau

Theo bác sỹ Fosster thuộc Khoa mắt Đại học y Harvard, ông đã từng có những bệnh nhân mắc đục thủy tinh thể ban đầu có thị lực hoàn hảo 10-10. Một số người sau này thị lực bị suy giảm đến mức nhìn gì cũng mờ ảo nhưng một số khác lại chỉ bị nhìn mờ trong một số hoàn cảnh nhất định ví dụ như lái xe vào ban đêm. Trường hợp này, người bệnh vẫn có thị lực tốt hầu hết các thời điểm trong ngày, có điều căn bệnh đục thủy tinh thể mà người đó mắc thuộc dạng khiến cho ánh sáng tới mắt bị phân tán.

Không phải ai mắc bệnh đục thủy tinh thể cũng cần phẫu thuật

Khi bệnh đục thủy tinh thể mới tiến triển, thị lực của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều người trì hoãn việc phẫu thuật thủy tinh thể sau vài năm và cũng không có quá nhiều nguy cơ nếu bạn trì hoãn việc này. Theo bác sỹ Foster, nếu căn bệnh đục thủy tinh thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, bạn sẽ cần lên kế hoạch để thực hiện phẫu thuật. Nếu không, bạn vẫn có thể chung sống bình thường với nó.

Phẫu thuật đối với bệnh đục thủy tinh thể rất phổ biến và khá an toàn

Nếu căn bệnh của bạn đã tiến triển tới giai đoạn cần can thiệp phẫu thuật thì cũng đừng hoảng sợ: Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công tới 96%, đây được coi là một trong những phẫu thuật an toàn nhất trong y học. Quy trình phẫu thuật khá đơn giản chỉ bao gồm gây tê tại chỗ, rạch một đường nhỏ và không hề có vết khâu. Phẫu thuật mắt sẽ loại bỏ thủy tinh thể của bạn, làm sạch các chất bẩn tích lũy trong mắt và đưa một thủy tinh thể nhân tạo mới vào mắt. Thông thường phẫu thuật chỉ mất khoảng 15 phút.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ phải đeo một chiếc kính bảo vệ mắt khi bạn ngủ và bạn sẽ không thể đi bộ trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, thị lực của bạn có thể được cải thiện ngay sau khi phẫu thuật khoảng 1 ngày, và trong vòng 1 tháng bạn có thể hồi phục hoàn toàn.

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của chính bản thân

Đeo kính chống tia UV khi đi ra ngoài và cung cấp cho cơ thể các loại trái cây và rau xanh giàu chất chống oxy hóa có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra hãy hạn chế việc hút thuốc lá, uống rượu bia và có những biện pháp để phòng mắc bệnh tiểu đường do tiểu đường có thể dẫn đến các nguy cơ về thị giác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về phẫu thuật thay thủy tinh thể

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm