Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngủ trong lúc bật tivi có hại cho sức khỏe không?

Mối liên kết của con người với màn hình tivi khi đi ngủ rất phức tạp. Một số người phải mở tivi mới ngủ được, một số người vì không ngủ được nên dậy bật tivi và chờ chìm vào giấc ngủ…

Đối với nhiều người trong chúng ta, một trong những yếu tố khiến chúng ta ngủ nhanh hơn là xem một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim quen thuộc mà chúng ta đã xem, đặt âm lượng ở mức thấp và chìm dần vào giấc ngủ.

Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây cho thấy ngủ khi đang bật tivi có thể là một yếu tố nguy cơ gây tăng cân, thừa cân và béo phì. Việc xem tivi  trước khi ngủ có thể làm tăng tình trạng thiếu ngủ. Ví dụ, vì mải mê xem quá, vậy là, thay vì ngủ thì cứ thức xem hoài xem mãi. Các chuyên gia lưu ý rằng não vẫn xử lý âm thanh khi ta ngủ, nên việc mở tivi suốt đêm có thể phá vỡ giấc ngủ.

Ngủ gục trước tivi thực sự là tình trạng khá phổ biến, nhưng lại không có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng đó như một trợ giúp giấc ngủ. Theo một cuộc thăm dò, 60% người Mỹ xem tivi ngay trước khi chìm vào giấc ngủ. Đối với một số người, đó chỉ đơn giản là một thói quen hàng đêm. Nhưng đối với những người khác, họ thấy tiếng ồn của TV như là một âm thanh thư giãn có thể giúp cho họ cảm thấy dễ ngủ hơn.

Tiếng ồn nền có thể giúp ngủ nhanh hơn

Khi đặt âm lượng đủ lớn để nhấn chìm những suy nghĩ trong đầu, và đủ để chúng ta có thể chìm vào giấc ngủ. Tiếng tivi có thể “dìm” hết tiếng ồn bên ngoài như tiếng chó sủa, còi xe...Ngoài ra, phát một tập phim truyền hình hoặc bộ phim mà đã xem nhiều lần có thể mang lại cảm giác quen thuộc và thoải mái, không có khả năng làm cho tâm trí và cảm xúc tăng lên do tập trung xem như một chương trình mới.

Tuy nhiên, ngủ khi tivi bật có nghĩa là chúng ta cũng đang đắm mình trong ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. Điều này có thể gây rối loạn với chất lượng giấc ngủ bằng cách ngăn chặn việc sản xuất melatonin (hormone giữ cho chu kỳ ngủ/thức được điều hòa) và có thể trì hoãn giấc ngủ, làm chúng ta ngủ ít hơn. Khi màn hình vẫn đang chiếu đến nội dung thú vị hơn, tâm trí chúng ta sẽ bị kích thích và nán lại để cố xem, từ đó gây ra mất quá trình phục hồi quan trọng mà cơ thể làm trong khi ngủ, chẳng hạn như cải thiện ký ức và hồi lại cơ bắp.

Tinh chỉnh thói quen xem trước khi ngủ có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực

Hãy sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại để xem các bộ phim hay chương trình trước khi ngủ có thể làm giảm lượng ánh sáng xanh mà chúng ta phải chịu. Ngoài ra, còn một lựa chọn khác là tắt màn hình tivi  và chỉ nghe âm thanh. Tắt tính năng tự động phát cũng có thể hữu ích trong việc tăng chất lượng giấc ngủ. Thậm chí có thể đặt tivi ở chế độ tự động tắt vào một khoảng thời gian nhất định sau khi đi ngủ.

Đừng trở nên quá phụ thuộc vào tivi  như một sự trợ giúp cho giấc ngủ. Việc tăng tính liên kết giữa tivi và giấc ngủ có thể khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ nếu không có nó. Đặc biệt là trong môi trường mà chúng ta không có quyền sử dụng tivi hoặc không truy cập được mạng.

Các phương pháp có thể làm giảm dần việc sử dụng tivi và tạo ra các hành vi lành mạnh hơn trước khi đi ngủ như đọc sách, thiền, hoặc viết nhật ký. Có nhiều lựa chọn có thể cải thiện giấc ngủ giúp tránh khỏi việc quá phụ thuộc vào bất kỳ thói quen nào, điều này sẽ làm tăng cơ hội có được một giấc ngủ đêm chất lượng, bất kể môi trường như thế nào.

Sử dụng tivi như một cách hỗ trợ giấc ngủ có thể không phải là cách tốt nhất. Nhưng nếu giải pháp thay thế không khiến cho giấc ngủ tốt hơn thì hãy vẫn cứ xem phim hay chương trình trước khi đi ngủ nhưng hãy dùng những thiết bị nhỏ hơn và xem trong khoảng thời gian hợp lý.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thứ không nên có trong phòng ngủ của bạn

 

Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm