Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nếu bị khô miệng thường xuyên hãy để ý 3 bệnh này

Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.

Nếu bị khô miệng thường xuyên bạn nên theo dõi và tới bác sĩ vì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh  lý khiến miệng bị khô mà không biết.

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây khô miệng

Triệu chứng của bệnh khô miệng không đơn độc. Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mãn tính, kéo dài; các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều rối loạn toàn thân.

Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt, khô môi, khô niêm mạc má. Không có khả năng tiết nước bọt ra từ các tuyến nước bọt chính. Chỉ số răng sâu, mất răng, trám răng tăng. Lưỡi khô và sần sùi. Khả năng nuốt và nói chuyện cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân: Có thể do tác dụng phụ của thuốc khi bạn đang điều trị một số bệnh như trầm cảm, đau dây thần kinh, thuốc giãn cơ, giảm đau. Do bạn mắc bệnh suy giảm miễn dịch, thiếu máu, quai bị, viêm tuyến nước bọt… Tổn thương thần kinh. Chấn thương hoặc phẫu thuật gây tổn thương thần kinh vùng đầu và cổ cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt, khô môi.

2. Các bệnh liên quan đến khô miệng

Hội chứng Sjogren

Đây bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể là tuyến lệ, tuyến nước bọt Khi mắc hội chứng này, biểu hiện đặc trưng là khô niêm mạc. Phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.

Hội chứng Sjogren thường xuất hiện kèm theo với các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác, hay gặp nhất là viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật tiên phát, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm động mạch và xơ phổi kẽ. Bệnh cũng có thể xuất hiện đơn độc một mình hội chứng Sjogren.

Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn. 

Viêm tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm tuyến nước bọt là phổ biến nhất ở tuyến mang tai và thường xảy ra ở tuyến này. Khi bị viêm tuyến nước bọt bệnh  nhân có hội chứng khô miệng giảm tiết nước bọt . Viêm tuyến nước bọt gây tắc nghẽn và giảm tiết nước bọt, vì thế bệnh nhân sẽ thấy nước bọt tiết ít hơn, đặc quánh hơn. Từ đó, bệnh nhân cũng dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, tiêu hóa hơn khi tiết nước bọt giảm. Nước bọt giảm khiến hoạt động nhai nghiền thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn ở miệng giảm, vị giác và cảm giác ngon miệng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Hầu hết viêm tuyến nước bọt thường không nguy hiểm, biến chứng cũng không phổ biến song không nên chủ quan. Điều trị bệnh sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Việc thay đổi môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển, sự giảm lưu lượng nước bọt và vệ sinh vùng miệng kém sẽ cấu tạo nước bọt. Bệnh viêm nha cũng khiến bệnh nhân khô miệng và thiểu năng nước bọt.

Khô miệng là một biểu hiện của rối loạn cơ thể, triệu chứng của bệnh mãn tính. Điều trị khô miệng tương đối phức tạp và chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi thấy dấu hiệu khô miệng, bệnh nhân cần đến sớm để thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời và có phương hướng điều trị cụ thể. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như lão hóa, lối sống, ăn uống và rèn luyện thân thể.

Khô miệng có thể là biểu hiện kết hợp với một loạt các bệnh toàn thân và thường liên quan tới các cơ quan khác như mũi, mắt, da, âm đạo.

3. Lời khuyên của bác sĩ khi bị khô miệng

Khô miệng có thể là biểu hiện kết hợp với một loạt các bệnh toàn thân và thường liên quan tới các cơ quan khác như mũi, mắt, da, âm đạo. Bạn có thể giảm triệu chứng, giảm khó chịu khô miệng khi áp dụng các phương pháp sau:

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể (2 lít/ngày).

  • Nên nhai kẹo cao su (không đường) để tăng tuyến nước bọt.

  • Báo với bác sĩ thay đổi, điều chỉnh nếu thuốc bạn đang dùng điều trị bệnh gây khô miệng.

  • Sử dụng các sản phậm dưỡng ẩm môi, khóe miệng chất lượng, phù hợp với da và sử dụng thường xuyên ngay cả khi không cảm thấy khô.

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày thật sạch sẽ và đúng cách.

  • Hạn chế hút thuốc, dùng các thức uống có chất kích thích như rượu bia, café. Tránh ăn đồ ăn quá nóng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chứng khô miệng - Nguyên nhân thường gặp và cách chữa trị.

BS. Nguyễn Trâm – BV Răng Hàm mặt TW - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm