Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Môi bị cháy nắng

Môi của chúng ta đặc biệt nhạy cảm, nhưng mọi người thường bỏ qua việc vảo vệ và chống nắng cho đôi môi.

Môi dễ bị cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời, có thể gây đau và tăng khả năng phát triển ung thư da. Môi dưới có nguy cơ bị ung thư da cao gấp 12 lần so với môi trên. Có nhiều cách để điều trị môi bị cháy nắng và ngăn ngừa tình trạng bỏng xảy ra, hãy cùng tìm hiểu với vài viết dưới đây.

Các triệu chứng của môi bị cháy nắng là gì?

Các triệu chứng của môi bị cháy nắng bao gồm:

  • Môi đỏ hơn bình thường
  • Môi sưng lên
  • Da có cảm giác mềm khi chạm vào
  • Phồng rộp trên môi

Cháy nắng nhẹ thường kéo dài từ ba đến năm ngày.

Phân biệt cháy nắng và herpes miệng

Mụn rộp môi do cháy nắng có các triệu chứng khác với herpes miệng.

Các nốt mụn rộp ở môi do herpes thường ngứa ran, bỏng rát. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng những mụn nước nhỏ chứa đầy mủ.

Cháy nắng là những nốt mụn nhỏ, màu trắng, chứa đầy dịch. Có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu cháy nắng ở những nơi khác trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không được bảo vệ. Các dấu hiệu có thể bao gồm: đỏ, sưng tấy, đau, phồng rộp do cháy nắng nghiêm trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Chúng ta có thể xử trí hầu hết các trường hợp môi bị cháy nắng bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu gặp các triệu chứng: Môi sưng tấy nghiêm trọng, sưng lưỡi, phát ban.

Những triệu chứng này thể hiện một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như phản ứng dị ứng. Môi có thể sưng mọng to hơn bình thường và đau. Cũng có thể gặp khó khăn khi: Ăn, uống, nói, mở miệng...

Phương pháp điều trị cho môi bị cháy nắng

Môi bị cháy nắng có thể được điều trị bằng thuốc bôi làm lành và làm mát. Một số biện pháp truyền thống để chữa cháy nắng trên cơ thể có thể không tốt khi sử dụng trên môi.

Đối với đôi môi bị cháy nắng, hãy thử các biện pháp khắc phục sau:

Chườm lạnh

Ngâm khăn mềm trong nước lạnh và đặt lên môi có thể làm giảm cảm giác nóng trên môi. Một lựa chọn khác là nhúng khăn vào nước đá. Tránh chườm lạnh trực tiếp.

Nha đam

Nha đam có thể được sử dụng để giảm đau do cháy nắng. Nếu có cây ở nhà, hãy ngắt một nhánh và ép lấy gel để thoa lên môi.

Cũng có thể mua gel nha đam tại hầu hết các hiệu thuốc. Đối với môi chỉ nên mua các loại gel có thành phần 100% nha đam. Gel cũng có thể được bảo quản trong tủ lạnh để mang lại cảm giác mát lạnh hơn.

Thuốc chống viêm

Dùng thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau và mẩn đỏ do cháy nắng, đặc biệt nếu dùng ngay sau khi ra nắng. Ví dụ như ibuprofen

Kem dưỡng ẩm

Bổ sung độ ẩm cho làn da bị kích ứng có thể giúp làm dịu và bảo vệ da trong khi da lành lại.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nên tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu. Chúng ngăn chặn thoát nhiệt từ vị trí bị cháy nắng trên da.

Hydrocortisone 1%

Bạn có thể sử sụng sản phẩm này ở trên môi nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Hãy cẩn thận không liếm môi vì sản phẩm không được dùng để uống.

Các phương pháp điều trị cần tránh

Tránh các sản phẩm như lidocaine hoặc benzocain. Chúng có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng trên da.

Cũng nên tránh các sản phẩm chứa dầu. Chúng ngăn chặn thoát nhiệt trên vùng da cháy nắng.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Biện pháp chống nắng cho môi

Các biện pháp chống nắng cho môi như sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chỉ số chống nắng ít nhất là 30 SPF.

Cần thoa lại kem chống nắng cho môi thường xuyên hơn kem chống nắng cho vùng da còn lại vì có thể mất lớp bảo vệ do ăn uống, liếm môi thường xuyên. Áp dụng thoa lại kem chống nắng cho môi 1 giờ một lần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vị trí thường bị bỏ quên khi bôi kem chống nắng

Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm