Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để ngủ ngon trong dịp Tết?

Những ngày Tết bận rộn với những buổi liên hoan tiệc tùng, những chuyến du lịch xa sẽ khiến không ít người bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ. Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ tư vấn giúp bận một số cách để đảm bảo chất lượng giấc ngủ trong dịp Lễ tết.

Giấc ngủ là một trong những vấn đề bị xáo trộn đầu tiên trong dịp Tết. Những chuyến đi xa, những buổi tiệc tùng tất niên, hay đêm giao thừa... khiến bạn không có đủ thời gian ngủ, cảm thấy mệt mỏi và ngủ không ngon.

Giấc ngủ lành mạnh là điều rất quan trọng đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi. Vì nhiều lý do, mọi người có xu hướng cắt giảm thời gian giấc ngủ cho công việc, cho gia đình hoặc thậm chí cho giải trí như xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử. Hậu quả trước mắt là tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau và giảm giảm năng suất công việc. Nếu việc này diễn ra thường xuyên chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, tâm thần, thậm chí giảm tuổi thọ.

Làm thế nào để ngủ ngon trong dịp Tết?

Thời gian dành cho giấc ngủ tùy thuộc và độ tuổi của mỗi người. Nhìn chung trẻ em cần ngủ nhiều hơn so với người lớn. Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ Mỹ và hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ đưa ra khuyến nghị về thời gian ngủ cần thiết cho mỗi nhóm tuổi. Do đó, việc hình thành một thói quen ngủ nghỉ đúng thời gian là điều hết sức quan trọng nhằm cải thiện sức khỏe bản thân.

 

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhiều người nghĩ rằng ngủ 8 giờ/ngày tức là ngủ đủ giấc, tuy nhiên mỗi ngày ngủ bao nhiêu giờ là đủ thực tế có thể thay đổi theo từng người. Thông thường, lượng thời gian ngủ của hầu hết mọi người khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, khi bạn già đi, số giờ ngủ trung bình của giấc ngủ giảm còn 7 đến 8 giờ, với một số người thậm chí ngủ ít giờ hơn. Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:

  • Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ ngày để ngủ.
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ 8 - 10h/ngày
  • Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 - 9h/ngày
  • Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 - 8h/ngày

Ngoài ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngon giấc không kém phần quan trọng. Thậm chí một số người còn đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả thời gian ngủ. Mỗi buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời là minh chứng tốt nhất cho bạn đã có một giấc ngủ qua đêm đạt chất lượng.

 

Cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu

 

Lên lịch đi ngủ

Nhiều người nhận thấy rằng, việc đặt lịch ngủ sẽ giúp họ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cơ thể mỗi người đều có đồng hồ sinh học riêng. Đồng hồ này báo hiệu cơ thể cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày nhưng buồn ngủ vào ban đêm. Bạn sẽ có một đồng hồ sinh học đều đặn nếu có một nếp sống sinh hoạt, nghỉ ngơi và thức dậy trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Cơ thể khi đã thích nghi với lịch trình này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Mỗi người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 giờ - 9 giờ mỗi đêm nhằm đảm bảo sức khỏe. Hơn nữa, bạn nên dành cho mình 30 - 45 phút để thư giãn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đọc thêm bài viết: Giấc ngủ có thể khiến bạn tăng cân, giảm cân?

 

Hạn chế uống caffeine

Caffeine có tác dụng chống lại sự mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo, có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm và đồ uống như: Sô cô la, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực... Đây lại là những đồ uống được lựa chọn rất nhiều trong ngày Tết. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, chất kích thích này có thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và thời lượng ngủ. Mặc dù tác động của caffeine ở mỗi người là khác nhau nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên uống một loại trà nhẹ nhàng như trà hoa cúc để thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn.

 

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là do sự tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Xem TV, chơi trò chơi điện tử, sử dụng điện thoại di động và mạng xã hội có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị này phát ra sẽ ngăn chặn sự sản sinh melatonin. Do đó, dù muốn lướt thêm mạng xã hội để cập nhật tin tức, hình ảnh của bạn bè trong dịp Tết, thì tốt hơn hết bạn nên ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động trước khi đi ngủ.

 

Các vấn đề thường gặp về giấc ngủ

 

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này rất dễ gặp trong mỗi kỳ nghỉ Tết.  Rất nhiều người từng gặp phải nhiều lần tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, ngủ thức giấc,… Song nếu nó không kéo dài, xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, chất kích thích,… thì không được gọi là rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh với những triệu chứng như:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Thường xuyên mệt mỏi vào ban ngày và muốn có những giấc ngủ ngắn giữa ngày.
  • Thay đổi bất thường thói quen hoặc lịch trình ngủ - thức.
  • Thiếu tập trung, hay cáu kỉnh và lo lắng bất thường.
  • Giảm năng suất làm việc.
  • Tăng cân.
  • Trầm cảm.
  • Có hành vi bất thường khi ngủ.

Người bệnh bị rối loạn giấc ngủ có thể không gặp tất cả các triệu chứng trên, ngoài ra những triệu chứng này cũng có thể gặp ở bệnh lý khác. Vì thế để chẩn đoán chính xác, hãy đi khám bác sĩ.

 

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ là một bệnh lý đường hô hấp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mỗi năm trái tim và bộ não của bạn đã phải chịu nhiều căng thẳng. Giấc ngủ bị rối loạn, chất lượng giấc ngủ không tốt là một trong những hậu quả của bệnh lý này. Ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ... Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể dẫn đến việc giảm chất lượng cuộc sống: buồn ngủ quá mức, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, thay đổi tính tình hay trầm cảm, giảm ham muốn tình dục. Việc nhận biết chứng bệnh và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Có nhiều phương pháp điều trị. Bên cạnh các phương pháp điều trị này, một số thay đổi hành vi cũng sẽ giúp cải thiện hội chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Tư thế nằm nghiêng khi ngủ: Bạn nên nằm ngủ nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm ngửa là tư thế đặc biệt không tốt đối với người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ vì tư thế đó làm bệnh ngáy và ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn, vì nằm ngửa làm hàm khép lại, lưỡi khép lại và chặn đứng đường thở.
  • Giảm cân
  • Không uống rượu
  • Tránh sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh...vào ban đêm
  • Tránh uống các chất kích thích (cafe) vào ban đêm.

Đọc thêm bài viết: Cần ăn gì để có giấc ngủ ngon?

Chọn lựa phương pháp nào cho phù hợp với người bệnh sẽ tùy thuộc mức độ nặng của bệnh, các bất thường về đường hô hấp trên, các bệnh lý đi kèm... Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và cho biết phương pháp nào là tốt nhất.

 

Bóng đè

Bóng đè là tình trạng mất kiểm soát cơ kết hợp với ảo giác trong thời gian ngắn, xảy ra ngay sau khi ngủ hoặc thức dậy. Hiện tượng này được các bác sĩ gọi là chứng tê liệt khi ngủ. Chứng tê liệt khi ngủ bao gồm những hành vi bất thường trong lúc ngủ, có liên quan đến giai đoạn chuyển động mắt nhanh trong chu kỳ ngủ. Thông thường khi diễn ra giấc ngủ tiêu chuẩn, chúng ta sẽ nằm mơ và bị mất kiểm soát cơ để vẫn nằm yên mà không hành động theo như giấc mơ. Tình trạng tê liệt sẽ kết thúc khi thức dậy, vì vậy bạn không hề biết rằng mình vừa bị mất khả năng cử động. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng bóng đè liên quan đến trạng thái ý thức hỗn hợp, pha trộn giữa thức và giấc ngủ. Trên thực tế, trạng thái mất kiểm soát cơ và hình ảnh cơn mơ trong giấc ngủ có thể vẫn tồn tại ngay cả khi chúng ta đã chuyển sang trạng thái nhận thức và tỉnh táo. Chứng bóng đè có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên hoặc thanh niên (từ 7 - 25 tuổi), và xảy ra thường xuyên hơn ở độ tuổi 20 - 30. Có ước tính cho biết khoảng 8% dân số nói chung bị bóng đè vào một thời điểm trong đời, nhưng không thông kê rõ về tần suất các đợt tái phát.

 

Chứng ngủ rũ

Người mắc chứng ngủ rũ sẽ không thể duy trì sự tỉnh táo để làm việc cả ngày nếu như không được ngủ trưa, ngay cả khi họ đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Hội chứng này khiến bạn không thể kiểm soát cơn buồn ngủ và đột nhiên thiếp đi. Các dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm:

  • Không thể kiểm soát cơ với những xúc động mạnh
  • Gặp ảo giác khi ngủ hoặc vừa mới thức dậy
  • Nằm mơ ngay trong những giấc ngủ ngắn

Khi thức dậy, người mắc chứng ngủ rũ cũng có thể cảm thấy như cơ thể đang di chuyển, bồng bềnh, không vững. Nguyên nhân của những hiện tượng này là do họ đi vào giấc ngủ quá nhanh, đồng thời bỏ qua các giai đoạn bình thường.

 

Những lợi ích của giấc ngủ

Giấc ngủ không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp nhờ những tác dụng tích cực đến trái tim, cân nặng, trí nhớ...

 

Giảm các chứng viêm

Các chứng viêm thường có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa sớm. Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm trong máu có nhiều protein gây viêm nhiễm và C-reactive protein (loại protein có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim).

 

Cải thiện trí nhớ

Trí óc của bạn thực ra vẫn tiếp tục làm việc bận rộn khi bạn ngủ. Khi ngủ, bạn có thể gia tăng trí nhớ hay “luyện tập” những kĩ năng mà bạn đã học khi thức.

 

Giảm stress

Sự căng thẳng và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau và đều có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của cơ thể. Ngủ giúp giảm căng thẳng và nhờ đó người ta có thể kiểm soát được huyết áp và có ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu, vốn là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tim mạch.

 

Gia tăng tuổi thọ

Ngủ quá nhiều hay quá ít được cho là có liên quan đến suy giảm tuổi thọ. Nghiên cứu phụ nữ tuổi từ 50 đến 79 cho thấy, phụ nữ ngủ ít hơn 5 giờ hay ngủ quá nhiều mỗi đêm có tỉ lệ tử vong cao hơn những phụ nữ khác. Ngủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn ngủ ngon hơn, bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn.

 

Tránh xa bệnh trầm cảm

Thiếu ngủ góp phần gây nên trầm cảm. Một đêm ngủ ngon giúp một người thất thường về nội tâm giảm bớt lo âu. Bạn luôn có được sự cân bằng cảm xúc tốt hơn bằng cách ngủ ngon.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng là một trong những chìa khóa giúp bạn có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn. Liên hệ ngay Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. Đặt lịch  khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giấc ngủ ngon quan trọng như thế nào?

Hà Linh - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm