Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thường xảy ra khi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm hay hóa chất làm ô nhiễm đồ ăn hoặc thức uống.

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tại Mỹ, 5 tác nhân gây ra khoảng 91% các ca ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Noro virus, vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Clostridium perfringens, vi khuẩn Campylobacter, tụ cầu Staphylococcus.

Salmonella và norovirus là nguyên nhân chính cho hầu hết các trường hợp cấp cứu ngộ độc thực phẩm, nhưng vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, các chất gây ô nhiễm và các chất gây dị ứng cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Thịt chưa được nấu chín kỹ và các loại thực phẩm được xử lý không đúng cách cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc.

Đau bụng dưới, nôn mửa và tiêu chảy là những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 48 giờ. Gọi cấp cứu hoặc đi đến bệnh viện ngay nếu bạn có những biểu hiện nặng hơn.

Bước đầu tiên cần làm sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Để dạ dày của bạn nghỉ ngơi: sau khi bạn trải qua hàng loạt triệu chứng bùng phát của ngộ độc thực phẩm, thường là nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để dạ dày được nghỉ ngơi. Nghĩa là bạn nên hạn chế ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng một vài giờ.

Uống từng ngụm nước nhỏ: Bổ sung nước là rất cần thiết để giúp cơ thể bạn chống lại việc ngộ độc thực phẩm. Nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng mất nước, bởi vậy, uống từng ngụm nước nhỏ là một khởi đầu tốt cho việc hồi phục sau ngộ độc thực phẩm.

Các loại nước uống bồi phụ nước và điện giải như dung dịch oresal được pha đúng cách hay một số đồ uống thể thao có chứa các chất điện giải là cách tốt nhất để đề phòng mất nước trong giai đoạn này. Một số loại nước có thể uống là soda trắng, trà đã loại bỏ caffein (decaf tea), nước luộc rau ...

Ăn thức ăn mềm: Khi bạn cảm thấy mình có thể bắt đầu ăn được, hãy ăn những loại thực phẩm nhẹ nhàng đối với dạ dày và đường tiêu hóa. Ăn những thức ăn nhẹ, ít chất béo, ít chất xơ. Chất béo là một chất khó tiêu hóa với đường ruột, đặc biệt là khi đường ruột đang có vấn đề. Tránh ăn chất béo để tránh làm cho mọi việc trở nên tệ hơn. Những loại thực phẩm nhẹ với đường ruột bao gồm: chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì, bánh quy mặn, rau câu.

Chải răng: Axit dạ dày trào ra trong khi nôn mửa có thể phá hỏng men răng của bạn. Nhớ chải răng sau khi nôn mửa để bảo vệ răng miệng của bạn và làm bạn cảm thấy thư thái hơn sau khi nôn.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy đỡ hơn.

Nên tránh những gì?

Cơ thể bạn vừa mới trải qua một cuộc tấn công và đang trong quá trình loại bỏ được các tác nhân gây ngộ độc, bởi vậy, chắc hẳn, bạn không muốn sẽ cho những “kẻ xâm lược” đó có thêm “đạn” để tấn công bạn nữa.

Ưu tiên đầu tiên là bạn nên tránh ăn loại thực phẩm đã gây ngộ độc cho bạn. Vứt bỏ toàn bộ chúng vào sọt rác ngay lập tức và giữ chúng xa khỏi vật nuôi của bạn để đề phòng trường hợp vật nuôi của bạn sẽ ăn và cũng bị ngộ độc như bạn.

Tránh những loại thức ăn và đồ uống nhạy cảm đối với dạ dày như: rượu bia, caffein (kể cả trong soda, đồ uống bổ sung năng lượng hay cà phê), các sản phẩm từ sữa, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán, nicotine (tránh hút thuốc), thực phẩm khô (như ớt khô).

Làm theo những cách trên đây, bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm