Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ

Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm trọng, hoặc đe dọa tính mạng khi bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, nâng cao nhận thức của cha mẹ, và biết cách phòng chống ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau, phụ thuộc vào thực phẩm con bạn đã ăn. Một số triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng. Một số triệu chứng khác có thể gặp như tiêu chảy ra máu (nhiễm E.Coli O157), gặp hội chứng tan huyết ure huyết (HUS) hoặc sốt trong nhiễm Salmonella.

Một số chất độc có thể gây các triệu chứng thần kinh bao gồm: nhìn đôi, khó nói, khó nuốt, khó thở.

Tóm lại, triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân, có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Thường rất khó khăn để chẩn đoán ngộ độc thực phẩm vì gồm rất nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, độc tố như:

  • Campylopacter
  • Salmonella
  • E. Coli O157
  • Virus Norwalk
  • Shigella
  • Viêm gan A
  • Giardia lamblia
  • Clostridium botulinum sản xuất độc tố botulinum - là một loại độc tố thần kinh
  • Listeria
  • Tụ cầu vàng sản xuất ngoại độc tố
  • Vibrio vulnificus

Ngoài ra, có thể dựa vào dấu hiệu nhiều người cùng ăn tại một nhà hàng có những triệu chứng giống nhau. Để chẩn đoán đúng nguyên nhân nên xét nghiệm phân để biết rõ chính xác do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay độc tố.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Mục đích chính của điều trị ngộ độc thực phẩm là chống mất nước, bù dịch cho cơ thể. Kháng sinh có thể không cần thiết, hoặc không hữu ích trong một số trường hợp do nhiễm Shigella hay kí sinh trùng. Đưa con bạn đến cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong trường hợp bé có những triệu chứng ỉa chảy ra máu, sốt cao, dấu hiệu mất nước.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vì ngộ độc thực phẩm rất khó nhận biết và có rất ít cách điều trị, do đó phòng bệnh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa tay trong suốt quá trình chuẩn bị cũng như nấu thức ăn cho trẻ.
  • Cần nấu chín thức ăn trước khi cho trẻ ăn.
  • Đựng thức ăn, dụng cụ nấu nướng đồ sống và chín riêng biệt, tránh vi khuẩn từ dụng cụ bẩn, thức ăn sống nhiễm sang các dụng cụ sạch, thức ăn chín. Nhớ rửa sạch dụng cụ nấu nướng bằng xà phòng và tráng lại bằng nước nóng.
  • Thức ăn được nấu sau vài giờ nếu không ăn cần được bảo quản tủ lạnh ở ngăn mát hoặc ngăn đá.
  • Rửa sạch rau củ quá, trái cây trước khi ăn.
  • Tránh uống các loại sữa tươi chưa tiệt trùng.
  • Tìm hiểu một số thực phẩm bị ô nhiễm có thể có trong nhà của bạn.
  • Vứt bỏ những thực phẩm nghi ngờ bị ô nhiễm hoặc quá hạn sử dụng thậm chí chúng không bị mốc, không có mùi.

Lưu ý

  • Một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc như: sữa chưa tiệt trùng và một số các sản phẩm từ sữa, thịt, các loại thịt gia cầm chưa được nấu chín, sò, ốc sống, salad khoai tây, salad trứng, salad gà,…
  • Thực phẩm có thể bị nhiễm độc bằng nhiều cách như trồng rau củ với nguồn nước bẩn, chế biến/đóng hộp không đúng quy trình, chưa được nấu chín, thậm chí nhiễm độc trong quá trình chuẩn bị thức ăn do người đang bị ốm chuẩn bị nhưng không rửa tay đúng cách.
  • Nhận biết thực phẩm hỏng qua màu sắc và mùi. Tuy nhiên chỉ đúng trong một số trường hợp.
  • Mật ong có thể là một nguồn chứa bào tử của vi khuẩn (Clostridum botulinum). Vì vậy, không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm