Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 cách để giảm uống soda

Bạn biết rõ rằng soda không hoàn toàn tốt cho sức khỏe nhưng lại không thể chống lại sự hấp dẫn của soda. Hương vị ngọt ngào, tiếng xì xèo của ga khi rót ra và khả năng cung cấp năng lượng của soda làm bạn không thể cưỡng lại được...

Bạn muốn uống soda trong khi ăn cơm tối, vào bữa phụ chiều hoặc uống khi đi xem phim để làm giảm cơn khát. Nhưng, bạn càng uống nhiều soda (trong bữa ăn hoặc khi khát), thì uống soda càng dễ trở thành thói quen nguy hiểm của bạn. Và cho dù bạn là người nghiện soda nặng hay chỉ thỉnh thoảng nhấp một vài hớp thì tốt nhất, bạn nên giảm lượng soda mà mình uống vào, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của bạn nói chung và tốt hơn cho cân nặng của bạn nói riêng.

Dưới đây là các lý do vì sao bạn nên uống ít soda hơn, kèm theo các mẹo để tăng cường quá trình trao đổi chất.

1. Vì sao bạn nên giảm uống soda?

Nguy cơ lớn nhất của việc thường xuyên uống soda là sẽ làm dư thừa lượng calo. Lượng calo thừa trong soda hoàn toàn là do lượng đường được thêm vào soda và việc uống soda sẽ chẳng giúp bạn nạp thêm được chút vitamin hay chất khoáng nào, kể cả các loại carbohydrate tốt cũng không.

Soda còn có thể gây ra các tác hại khác. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, uống soda có liên quan đến tổn thương răng, nhất là sâu răng và tiểu đường, soda cũng được xem là không tốt cho xương. Nguyên nhân có thể là do hàm lượng photpho trong soda hoặc do thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho xương, gây ra do uống soda thay vì uống các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe khác (ví dụ như sữa).

2. Các loại soda dùng trong ăn kiêng thì sao?

Soda không có đường có thể sẽ không chứa calo nhưng điều đó không có nghĩa là soda không đường sẽ tốt cho bạn. Trên thực tế, soda không đường thậm chí còn không giúp bạn giảm cân. Nghiên cứu về chủ đề này còn đang gây tranh cãi, tuy nhiên, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, những người uống soda ăn kiêng thậm chí còn dễ bị thừa cân béo phì hơn những người uống các loại soda thông thường.

Thêm vào đó, soda ăn kiêng có thể có các nguy cơ về sức khỏe cũng giống như soda thường, bao gồm sâu răng và làm loãng xương. Soda ăn kiêng còn có liên quan đến bệnh tim mạch và trầm cảm ở một số phụ nữ.

Chuyển từ uống soda thường sang uống soda ăn kiêng có thể là bước đi thông minh đầu tiên trong việc loại bỏ lượng calo thừa. Nhưng tốt nhất, bạn nên bỏ hẳn thói quen uống soda.

3. Cai soda một cách từ từ

Con người hoàn toàn có thể bị nghiện soda, do vậy, bạn nên thực tế một chút. Bạn không nên cai hẳn soda ngay lập tức mà nên cai soda một cách từ từ, cũng giống như cách bạn từ bỏ một thứ gì đó mà trước đây bạn đã từng bị lệ thuộc vào nó. Nếu bạn có thói quen uống nhiều soda trong một ngày, đầu tiên, bạn nên giảm số lượng soda mình uống trong ngày. Duy trì việc đó trong 2 tuần, sau đó giảm lượng soda bạn uống xuống còn 3 lần/tuần. Việc giảm dần như vậy sẽ cho bạn cơ hội điều chỉnh một cách từ từ, sau đó mới dẫn đến một sự thay đổi hoàn toàn và bền vững được.

4. Pha với nước

Ngoài việc cai soda một cách từ từ, bạn cũng có thể pha một nửa soda, một nửa là nước lọc. Làm như vậy, bạn sẽ tự động giảm được lượng soda mình uống vào trong khi vẫn có đủ nước. Nhưng ngoài ra, còn có một lợi ích khác của việc này. Đó là làm như vậy, bạn sẽ cắt giảm được lượng chất ngọt từ soda, chất khiến rất nhiều người nghiện. Khi bạn tiêu thụ ít đường hơn, các nhú vị giác của bạn sẽ thay đổi và sớm thôi, bạn sẽ không cần đến các chất tạo ngọt đó nữa.

5. Bắt đầu ghi lại lượng calo của bạn

Bạn có thể sẽ nhận ra một sự thật phũ phàng rằng: một lon soda 350ml có chứa khoảng 140 calo, một chai soda 600ml có chứa khoảng 240 calo. 

Sử dụng các ứng dụng ghi lại lượng calo trên điện thoại di động có thể giúp bạn nhận ra rằng các loại đồ uống có ảnh hưởng như thế nào đến lượng calo hàng ngày của bạn. Thay vì việc cứ uống liên tục, bạn nên bắt đầu chú ý đến việc uống bao nhiêu. Một khi bạn làm được như vậy, bạn sẽ sẵn sàng để giảm uống soda.

6. Luyện tập thể thao

Một cách khác để tính được lượng calo bạn đã uống là nghĩ về việc bạn sẽ luyện tập như thế nào để đốt cháy hết chỗ calo đó. Trong một nghiên cứu năm 2014 của đại học Johns Hopkins, các nhà nghiên cứu đã đặt một số biển chỉ dẫn ở góc các cửa hàng, trên đó ghi rằng: uống một chai soda 600ml sẽ phải đi bộ 8km hoặc chạy bộ 50 phút để đốt cháy số calo đó. Và ngay lập tức, các “biển quảng cáo” này đã phát huy tác dụng. Khi những người trẻ nhìn thấy chúng, họ đã có xu hướng mua những chai soda nhỏ hơn, mua nước hoặc không mua đồ uống gì cả.

Điều này cho thấy, khi bạn giải thích lượng calo thừa một cách dễ hiểu như việc đi bộ bao nhiêu km để đốt cháy nó, bạn có thể sẽ cổ vũ được các hành vi tích cực.

7. Chuyển sang uống trà không ngọt

Nếu như bạn cần có chút caffein để có thể tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng? Và nếu bạn không phải là người hay uống cà phê? Vậy bạn có thể nhấp một vài ngụm trà (không đường). Trà có thể làm bạn cảm thấy thư giãn và tỉnh táo, ngoài ra uống trà rất có lợi cho sức khỏe nữa. Nếu bạn không thích vị đắng của trà, bạn có thể cho thêm vài lát chanh, một nhánh bạc hà hoặc một lượng rất nhỏ đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo, ít nhất là hãy làm thế khi bạn đang chuyển từ việc uống soda sang uống trà.
Điều quan trọng ở đây là bạn ý thức được sự thay đổi và biết chính xác có những gì trong thứ bạn uống và có mỗi loại có bao nhiêu trong đó.

8. Uống một cốc nước trước

Mỗi khi bạn thấy thèm uống soda, bạn nên uống một cốc nước lạnh thật lớn trước. Trong rất nhiều trường hợp, mọi người uống soda là bởi vì họ thấy chán, hoặc họ thấy khát nước và sẽ uống những thứ có sẵn hoặc những thứ họ đã quen uống. Nếu bạn vẫn thèm uống soda sau khi đã uống nước, bạn có thể cân nhắc xem liệu uống soda có đáng không. Tuy nhiên, nhiều khả năng là cơn khát của bạn đã bị dập tắt và bạn cảm thấy hài lòng với lượng nước mình đã uống. Bạn cũng có thể làm được điều này trong khi bạn ra ngoài bằng cách luôn mang theo một chai nước bên mình.

9. Chuyển sang một nhãn hiệu khác

Ngoài việc giảm lượng soda bạn đã uống trong tuần, bạn cũng có thể chuyển sang một nhãn hiệu soda khác, chứa ít chất ngọt nhân tạo hơn. Những loại này có thể sẽ đắt hơn một chút, nhưng việc này sẽ làm giảm tần suất bạn uống soda của bạn.

10. Thử uống nước seltzer

Nếu thứ bạn thèm là carbohydrate, bạn có thể thử uống nước khoáng seltzer có mùi vị hoặc không. Seltzer cũng là một loại nước uống có gas. Bạn có thể thêm vào đó một chút nước hoa quả hoặc thậm chí là vắt nước cam tươi vào đó. Bằng cách này, bạn vẫn sẽ có được sự sủi bọt như mong muốn lại có thể kiểm soát được lượng chất ngọt và đường đã thêm vào.

11. Thêm mùi vị cho nước lọc

Bạn có thể thêm một vài lát chanh, cam hoặc dưa chuột vào chai nước rồi bỏ vào tủ lạnh. Việc này sẽ khiến bạn có một trải nghiệm mới lạ khi uống nước lọc, và có thể bạn sẽ muốn uống nhiều nước lọc hơn, thay vì muốn uống soda lạnh. Dâu đông lại và bạc hà tươi cũng là một sự lựa chọn tốt để thêm vào nước lọc.

12. Loại bỏ các nguyên nhân khiến bạn uống soda

Bạn có thể sẽ nhận ra rằng, bạn chỉ uống soda tại một số địa điểm hoặc trong một số hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như buổi chiều tại cơ quan hoặc khi bạn ăn tối tại nhà hàng. Bạn không thể thay đổi được hoàn cảnh, bạn vẫn sẽ phải đi làm, và đôi khi vẫn phải ăn tối ở ngoài, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi được thói quen xấu: uống soda.

Nếu ở cơ quan có máy bán nước ngọt hoặc căng tin, và đó là nguyên nhân khiến bạn uống soda hàng ngày, thì tốt nhất, bạn nên tránh xa những nơi đó vào buổi chiều. Thêm vào đó, bạn hãy mang theo một loại đồ uống tốt cho sức khỏe hoặc mang theo một chai nước để uống thay thế cho soda. Hoặc nếu bạn thèm uống soda khi ăn một số loại thức ăn nhất định, bạn hãy thử đến một nhà hàng khác, không phục vụ loại thức ăn đó.

13. Thử trong hai tuần

Cai bất cứ một thứ gì cũng sẽ hiệu quả khi bạn làm dần dần từ từ. Nhưng một số người lại muốn cai được ngay lập tức. Nếu bạn muốn thực hiện theo cách này, bạn nên suy nghĩ về một sự thay đổi tạm thời khác: bỏ uống soda trong 2 tuần hoặc một tháng có thể sẽ dễ kiểm soát hơn là bỏ hẳn, ngay lập tức.

Lợi ích của cách này là gì? Đó là khi thời hạn kết thúc, bạn thậm chí sẽ không muốn quay lại uống soda nữa, hay ít nhất là không uống thường xuyên như trước kia nữa. Vị giác của chúng ta sẽ thích nghi với lượng đường mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Do vậy, nếu bạn đã bỏ uống soda một thời gian, cho dù rất ngắn, khi quay trở lại, bạn sẽ cảm thấy soda quá ngọt và có thể sẽ không muốn uống soda nhiều nữa.

14. Để dành cho những ngày đặc biệt

Một khi bạn đã bỏ hẳn được thói quen uống soda, thì soda cũng sẽ giống như các món ăn vặt khác. Nếu bạn thích hương vị của nó, thì chả có gì sai khi thỉnh thoảng bạn uống một chút cả. Trên thực tế, khi bạn biết rằng, mình có thể uống soda vào những ngày đặc biệt thì bạn sẽ không uống soda thường xuyên, hàng ngày nữa.

Và hãy thực hiện một cách khoa học. Nếu bạn biết rằng, soda chỉ bao gồm đường và các hương liệu nhân tạo thì có thể bạn sẽ có những quyết định khôn ngoan hơn về việc khi nào nên uống hoặc bạn có nên uống hay không.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Những thực phẩm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ

TS.BS.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Health
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm