Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ bị tiểu đường

Uống nước ngọt có ga hàng ngày trong 10 năm làm tăng 13% nguy cơ bị tiểu đường.

Một nghiên cứu mới cho thấy dù là người gầy hay béo phì, uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc nước ngọt có đường làm tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2.
Cho đến hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn nghĩ rằng nước ngọt có đường có liên quan đến tiểu đường vì đường làm tăng cân và mỡ trong cơ thể gây ra tình trạng kháng insulin dẫn đến tiểu đường.
Nhưng nghiên cứu này đã loại bỏ yếu tố cân nặng và cho thấy uống nước ngọt có đường mỗi ngày trong 10 năm làm tăng 13% nguy cơ bị tiểu đường ở tất cả mọi người.
Các nhà nghiên cứu phát biểu trên tạp chí BMJ  rằng nếu điều này là đúng, nước ngọt có đường sẽ gây ra 2 triệu ca tiểu đường type 2 mới ở Mỹ từ năm 2010-2020.
Tiểu đường type 2 làm rối loạn khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng của cơ thể và gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cho biết khoảng 29 triệu người Mỹ bị tiểu đường và hầu hết là tiểu đường type 2. Có nhiều người trong số họ không được chẩn đoán.
Một lon nước ngọt nặng 340g chứa 39g đường, tương đương với 9,75 thìa cà phê đường. Trưởng nhóm nghiên cứu Fumiaki Imamura, nghiên cứu viên cấp cao thuộc Khoa Dịch tễ học ở Trường Y khoa Lâm sàng, Đại học Cambridge, Anh cho biết tiêu thụ lượng đường trên cùng một lúc sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tiêu thụ lượng đường này trong một thời gian dài có thể làm tăng tình trạng kháng insulin ngay cả ở người có cân nặng bình thường. 
 
“Cơ thể có thể xử lý được lượng đường trên trong một lần, nhưng nhiều lần như thế trong một thời gian dài làm suy kiệt chức năng của cơ thể và gây ra tiểu đường,” Imamura nói. Kết luận này dựa trên dữ liệu từ 17 nghiên cứu quan sát bao gồm 38.200 người.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện thấy nếu không tính đến yếu tố cân nặng, uống nước ngọt có đường hàng ngày trong 10 năm làm tăng 18% nguy cơ bị tiểu đường type 2. Tuy nhiên, sau khi tính đến yếu tố cân nặng, nguy cơ bị tiểu đường type 2 do nước ngọt có đường giảm xuống 13%.
Toby Smithson, một nhà dinh dưỡng học và chuyên gia hướng dẫn sức khỏe cho người bị tiểu đường thuộc công ty Livongo Health ở Chicago, Mỹ cho biết khoảng một phần năm người bị tiểu đường type 2 có cân nặng bình thường và phát hiện của nghiên cứu trên giúp lý giải hiện tượng này. Livongo Health là một công ty công nghệ y tế chuyên về các phương pháp điều trị bệnh mãn tính.
“Đường trong nước ngọt có ga khi vào cơ thể sẽ làm tăng lượng đường glucose trong máu bất kể cân nặng ra sao,” Smithson, đồng thời là phát ngôn viên của Viện Hàn Lâm Dinh dưỡng nhận định.
Một giả thuyết khác cho rằng lượng đường cao có thể ành hưởng đến nhóm vi khuẩn có ích trong ruột, làm biến đổi quá trình tiêu hóa dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2, tiến sĩ Steven Smith, một chuyên gia nội tiết ở Bệnh viện Mayo, Mỹ cho biết.
Thông tin thêm trong bài viết: Uống nước có gas, lợi hay hại?
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm