Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về paraben - thành phần phổ biến nhất trong mĩ phẩm

Bất kì khi nào mua một món đồ mĩ phẩm, bạn cũng xem thành phần và thấy dòng chữ “paraben” nằm ở thứ tự đầu tiên hoặc thứ nhì trong danh sách. Đã bao giờ bạn tự hỏi về tác dụng và ảnh hưởng của nó chưa? Tại sao có một số hãng mĩ phẩm lại quảng cáo “không chứa paraben” cho sản phẩm của họ, phải chăng đây là chất có hại cho cơ thể? Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về paraben - thành phần phổ biến nhất trong mĩ phẩm

Paraben là nhóm chất phổ biến đóng vai trò “chất bảo quản” trong mĩ phẩm và sản phẩm chăm sóc tóc, da, rất hiệu quả trong việc ngừa nấm, vi khuẩn lên men và phát triển khiến sản phẩm bị hỏng, làm giảm độ an toàn và thời gian sử dụng. Nước trong mĩ phẩm là môi trường thuận lợi để nấm và vi khuẩn sinh sôi, khiến sản phẩm bị mốc, mất màu, bở nát, có mùi hôi. Nếu sử dụng mĩ phẩm chất lượng không đảm bảo, da mặt sẽ trực tiếp tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh. Do vậy, paraben được sử dụng rộng rãi trong mọi loại mĩ phẩm để ngăn chặn sự biến chất và giữ thời hạn sử dụng lâu dài cho khách hàng.

Paraben được tách chiết từ acid PHBA (para – hydroxybenzoic), có thể tổng hợp trong tự nhiên ở nhiều loại hoa quả và rau như dưa chuột, anh đào, cà rốt, mâm xôi, hành tây... hoặc tổng hợp trong cơ thể người bằng cách bẻ gãy các acid amin. Khi paraben đi vào cơ thể, được biến thành PHBA và paraben tổng hợp dùng trong mĩ phẩm giống với paraben tự nhiên. Nghiên cứu từng chỉ ra rằng, Paraben có thể sử dụng an toàn trong sản phẩm đến gần 100 năm! 

Thực hư như thế nào? Nhiều người từng hoài nghi liệu có mối liên hệ gì giữa paraben và bệnh ung thư không, chẳng hạn paraben có thể gây ung thư với cơ chế hoạt động như estrogen, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể, qua quá trình phá hủy nội tiết. Các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ này không quá rõ rệt, chỉ thấy ở người sử dụng liều quá cao hơn người tiếp xúc ở mức độ bình thường hoặc hàng ngày mức độ ít.

Nhiều chất có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có tác dụng giống estrogen yếu ở nghiên cứu mức độ tế bào, được gọi là phytoestrogen và có nhiều trong đậu nành, rau xanh, trái cây. Vài loại phytoestrogen đã được thí nghiệm cho kết quả giống với paraben, tuy nhiên paraben còn yếu hơn loại phytoestrogen độc nhất đến 10.000 lần và kém estradiol, hormone estrogen tự nhiên của cơ thể, đến 100.000 lần. Do vậy hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng không có sự tác động nội tiết của paraben trong mĩ phẩm do nó quá yếu. Ngoài ra, người ta còn đồn đại paraben bị cấm ở các nước ngoài Mỹ, thực tế, một số loại paraben đã được chứng nhận an toàn ở các nước phát triển.

Cục quản lí Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khẳng định rằng người tiêu dùng không nên lo lắng về mĩ phẩm chứa paraben, FDA đã phân loại methyl và propylparaben được coi là tương đối an toàn (Generally Regarded As Safe ) bởi các chuyên gia y tế và chuyên gia về độc chất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thành phần độc hại trong mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe

CTV Hải Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Cosmetics info
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm