Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử trí đúng khi trẻ bị nhức đầu cha mẹ cần biết

Đau nhức đầu ở trẻ em khá phổ biến, trong một số trường hợp, đau nhức đầu ở trẻ lại là biểu hiện của những vấn đề nghiêm trọng như: Nhiễm trùng, mức độ căng thẳng hoặc chấn thương đầu nhẹ... Vì vậy, việc nhận biết và xử trí đúng là vô cùng quan trọng.

1. Nguyên nhân gây đau nhức đầu ở trẻ em

Đau nhức đầu ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến đau nhức đầu do các bệnh thường gặp như:

  • Cảm lạnh, cúm,

  • Viêm nhiễm tai, mũi, xoang…

  • Đây là những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất ở trẻ em.

  • Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể va đập, té ngã… cũng có thể gây đau đầu. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết chấn thương va đập, té ngã không mạnh nhưng nếu trẻ đau đầu, khó chịu, nôn, mệt mỏi… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Trẻ bị va đập, té ngã cũng có thể gây đau đầu.

  • Nhiều trẻ căng thẳng và lo lắng về vấn đề học tập, bạn bè… cũng có thể là một nguyên nhân kích hoạt các cơn đau nhức đầu.

  • Ngoài ra, các vấn đề về mắt do thị lực kém, căng thẳng, cổ hoặc lưng liên quan đến ngồi xem ti vi, máy tính, điện thoại không đúng tư thế cũng có thể gây đau đầu.

  • Một số bệnh về não cũng có thể gây đau nhức đầu nhưng hiếm gặp. Các bệnh về não như: Khối u não hoặc áp xe, chảy máu trong não có thể gây ra đau đầu mạn tính và kèm theo các triệu chứng khác về thị giác, chóng mặt…

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau nhức đầu?

- Nếu cơn đau đầu của trẻ do các nguyên nhân thông thường như đau đầu căng thẳng, đau đầu do sai tư thế và không quá nghiêm trọng, không kèm theo các biểu hiện bất thường có thể thử một vài biện pháp để giảm bớt cơn đau bằng cách cho trẻ nằm kê đầu hơi cao một chút.

Chườm lạnh hoặc chườm ấm lên đầu của trẻ cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu.

- Có thể chườm lạnh hoặc chườm ấm lên trán của trẻ hoặc cũng có thể cho trẻ tắm trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi sen… cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu.

- Ngoài ra, với các cơn đau đầu do các bệnh cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm tai, mũi, xoang... việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ là cần thiết.

- Cha mẹ cần cho trẻ nằm trong phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng và giảm tiếng ồn. Cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh cho trẻ và cho trẻ hít thở sâu, nhẹ nhàng.

3. Đau nhức đầu ở trẻ khi nào cần nhập viện?

Thông thường các cơn đau nhức đầu sẽ thoảng qua và không lặp lại nhiều. Đối với các viêm nhiễm đường hô hấp, sau khi điều trị cũng sẽ hết đau nhức đầu.

Nhưng nếu các cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn, kéo dài liên tục trong ngày, tái phát hàng tuần hoặc các cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Trẻ khó chịu,

  • Quấy khóc,

  • Không ăn uống được,

  • Nôn,

  • Sốt,

  • Cổ cứng,

  • Yếu mệt… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Khi nào chứng đau đầu ở trẻ em là dấu hiệu nguy hiểm.

BSCK2 Đặng Văn Hà - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm