Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu đúng về sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 khá phổ biến trong các phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên, sự lo ngại đến từ việc chưa hiểu rõ nguyên nhân gây sốt.

Vaccine COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 . Nhiều nghiên cứu chứng minh, việc tiêm chủng vaccine ngoài phòng bệnh COVID-19, còn giúp làm giảm triệu chứng nặng, giảm tỷ lệ biến chứng cũng như làm giảm tỉ lệ tử vong nếu mắc COVID-19 nhờ vaccine giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Tuy vậy, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiêm vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 có thể có một tỷ lệ thấp gặp phải tác dụng phụ, tuy không gây nguy hiểm cho người được tiêm nhưng ở chừng mực nhất định có thể gây phiền toái cho họ.

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 là một trong số tác dụng phụ có thể gặp

Sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn, khó ngủ, ăn kém,... Với triệu chứng sốt, thường nhẹ (dưới 38,5 độ C). Đây là các triệu chứng thông thường gặp sau tiêm.

Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng. Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng dưới 38 độ C là một trong các phản ứng phổ biến sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với vaccine và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày.

Sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể bị sốt, đau cơ...

Cơ chế gây sốt sau tiêm vaccine

Thực ra, sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36,5 – 37,5 °C.

Sốt, đa số là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus), thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.

Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, đặc biệt sau khi tiếp xúc với chất lạ (vaccine là một loại kháng nguyên hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể). Khi chất lạ này xuất hiện trong cơ thể (sau tiêm) hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết là chất lạ và sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng sốt để hình thành kháng thể và gây nên "trí nhớ miễn dịch", có nghĩa là sau này khi tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine (SARS-CoV-2) đã được tiêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể đó nhớ ngay và huy động ngay lập tức kháng thể để tiêu diệt kẻ xâm nhập đó.

Yếu tố trực tiếp gây ra cơn sốt trong cơ thể là các chất gây sốt nội sinh

Là một loại protein được hình thành bên trong cơ thể. Ngày nay, người ta đã tìm ra 11 chất gây sốt nội sinh, trong đó phổ biến nhất là các loại interleukin.

Quá trình diễn ra sốt bắt đầu từ lúc tác nhân lạ (ví dụ vaccine phòng COVID-19) xâm nhập vào cơ thể và tiết ra các chất gây sốt ngoại sinh. Chất gây sốt ngoại sinh kích thích các đại thực bào và bạch cầu trung tính tiết ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể làm trung tâm này hoạt hóa acid arachidonic, làm sản sinh monoamin gây thay đổi setpoint (điểm đặt nhiệt) ở võ não dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt toàn cơ thể, gây ra sốt.

Một con đường khác bắt đầu khi các lympho T kết hợp với vaccine (kháng nguyên), sẽ tiết ra lymphokin kích hoạt bạch cầu đa nhân và đại thực bào tíết ra chất gây sốt nội sinh. Các diễn tiến tiếp sau đó tương tự như chất sốt nội sinh.

Nên uống nhiều nước khi sốt sau tiêm vaccine.

Xử trí sốt sau tiêm vaccine

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vaccine, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu thấy sốt < 38,5 độ C thì làm giảm thân nhiệt bằng cách:

- Cần cởi bớt, nới lỏng quần áo và chườm/lau ấm (mát) bằng khăn ấm (nước để chườm, lau ấm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bị sốt là 2oC) lau, chườm tại trán, hố nách, bẹn;

- Uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 - 2,0 lít trong 24h nhưng phải uống ít một (có thể nước lọc, nước hoa quả ép, nước gạo rang, sữa, cháo loãng hoặc ORS);

- Cần lưu ý không để nhiễm lạnh và luôn tự kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế mỗi 30 phút.

- Nếu sốt > 38,5 độ C mà chườm ấm không giảm, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong tổ theo dõi sau tiêm vaccine của phường, xã.

- Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách phân biệt sốt sau tiêm vaccine COVID-19 với các bệnh khác.

TS.BS Bùi Khắc Hậu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm