Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm bạch cầu có thể phát hiện các tình trạng nào?

Các tế bào bạch cầu rất quan trọng cho hệ miễn dịch của bạn. Bạch cầu chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng và sự xâm nhập của các tác nhân lạ. Cơ thể có 5 loại bạch cầu khác nhau:

  • Bạch cầu trung tính
  • Bạch cầu lympho
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu ái toan
  • Bạch cầu ái kiềm

Mỗi loại bạch cầu sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau nếu bạn mắc các bệnh lý đặc biệt. Đếm số lượng bạch cầu sẽ đo lường số lượng bạch cầu trong máu của bạn và tính toán phần trăm từng loại bạch cầu có trong máu. Khi tính được phần trăm các loại bạch cầu cũng sẽ xác định được các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành hoặc có các bất thường, đây đều là những dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn.

Xét nghiệm bạch cầu có thể phát hiện các tình trạng nào?

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm bạch cầu nếu nghi ngờ bạn mắc phải một trong số các tình trạng sau:

  • Thiếu máu
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh bạch cầu

Xét nghiệm bạch cầu được tiến hành như thế nào?

Không cần phải chuẩn bị quá đặc biệt trước khi tiến hành xét nghiệm bạch cầu. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dừng sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả các thực phẩm chức năng và vitamin trong vài ngày trước khi tiến hành xét nghiệm. Thuốc và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu của bạn. Để xét nghiệm được bạch cầu, bác sĩ sẽ phải lấy mẫu máu của bạn. Bạn có thể được lấy máu tĩnh mạch ở cổ tay hoặc ở cánh tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để đánh giá.

Làm xét nghiệm bạch cầu có gây ra nguy cơ gì không?

Xét nghiệm bạch cầu có rất ít nguy cơ. Ngoài việc bị bầm tím hoặc sưng ở vị trí lấy máu, xét nghiệm này không gây ra bất cứ vấn đề hay biến chứng gì. Một số người có thể nhận thấy đau mức độ trung bình và cảm giác râm ran trong quá trình lấy máu, và một số người sẽ bị mệt hoặc chóng mặt nhẹ trong hoặc sau khi được lấy máu. Nếu bạn gặp phải các vấn đề này, hãy nói cho bác sĩ, y tá lấy máu biết và ngồi nghỉ ngơi 1 chỗ. Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người sau khi lấy máu có thể bị tụ máu ở dưới da. Một số người cũng phát triển tình trạng nhiễm trùng tại vùng da vừa bị lấy máu, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Tiên lượng

Phụ thuộc vào loại xét nghiệm bác sĩ yêu cầu, bạn có thể phải đợi vài ngày để có kết quả. Chỉ xét nghiệm số lượng bạch cầu và phần trăm các loại bạch cầu đơn thuần sẽ không cho biết được vấn đề gì xảy ra trong cơ thể. Tuy nhiên, cả 2 xét nghiệm này đều là những công cụ rất quan trọng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Tăng bạch cầu trung tính có thể là do:

  • Căng thẳng tạm thời
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh gout
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm tuyến giáp
  • Chấn thương
  • Mang thai

Giảm số lượng bạch cầu trung tính có thể có nguyên nhân là do:

  • Thiếu máu
  • Nhiễm khuẩn
  • Hóa trị
  • Bị cúm hoặc nhiễm virus
  • Phơi nhiễm với tia xạ

Tăng bạch cầu lympho có thể là do:

  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
  • Bệnh bạch cầu
  • Nhiễm virus, ví dụ như quai bị hoặc sởi

Giảm bạch cầu lympho có thể là do:

  • Hóa trị
  • Nhiễm HIV
  • Bệnh bạch cầu
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Phơi nhiễm với tia xạ có thể là do tai nạn hoặc do xạ trị

Tăng bạch cầu đơn nhân có thể là do:

  • Bệnh viêm mãn tính
  • Viêm phổi
  • Nhiễm virus, ví dụ như bị sởi, bệnh bạch cầu đơn nhân và quai bị

Giảm bạch cầu đơn nhân có thể là do:

  • Nhiễm trùng máu
  • Hóa trị
  • Rối loạn về tủy xương
  • Viêm da

Tăng bạch cầu ái toan có thể là do:

  • Phản ứng dị ứng
  • Nhiễm vi sinh vật.

Giảm bạch cầu ái toan có thể là do phản ứng dị ứng cấp tính.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm