Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nam giới mắc COVID-19 thể nặng: Liên quan đến bất thường về gen

Theo một nghiên cứu quốc tế gần đây của Pháp - Mỹ, các biến thể di truyền và tự kháng thể là nguồn gốc của khoảng 1/4 các ca COVID-19 thể nặng.

Luôn tồn tại sự khác biệt về mức độ nặng nhẹ ở mỗi người trước căn bệnh COVID-19. Các nhà nghiên cứu từ Inserm (Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia), Đại học Paris và AP-HP (Pháp) đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao có người mắc COVID-19 nghiêm trọng, người khác lại nhẹ nhàng, thậm chí là không có triệu chứng?

Trong công trình nghiên cứu quốc tế Pháp-Mỹ được công bố trên tạp chí chuyên ngành Khoa học Miễn dịch học (Science Immunology), các nhà nghiên cứu trên thực tế ủng hộ giả thuyết về khuynh hướng miễn dịch và di truyền đối với các dạng nghiêm trọng của COVID-19.

25% ca COVID-19 thể nặng có thể liên quan tới di truyền hoặc miễn dịch.

Mắc COVID-19 thể nặng liên quan đến khiếm khuyết gen

Sau khi nghiên cứu dữ liệu y tế từ 400 trung tâm nghiên cứu ở 38 quốc gia khác nhau, các nhà khoa học đã xác định được rằng, các khiếm khuyết gen TLR7 (gen mã hóa cho thụ thể Toll-like 7) có thể là nguyên nhân của tình trạng giảm phản ứng miễn dịch đối với SARS-CoV-2. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1,3% các thể bệnh nặng của COVID-19 có liên quan đến bất thường di truyền của gen TLR7 ở nam giới.

Gen này đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế sản xuất interferon IFN-I, các protein báo hiệu cần thiết để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm vi rút.

Khi có khiếm khuyết trong mã di truyền của gen TLR7 (lỗi gen), gen hoạt động không đúng cách và hầu như không có protein TLR7 nào được tạo ra. Sự thiếu hụt này ngăn cản các tế bào chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2, đó là nguyên nhân cho các thể bệnh nghiêm trọng", các chuyên gia giải thích.

Điều đáng lưu tâm là bất thường về gen này phổ biến hơn (1,8%) ở bệnh nhân nam giới trẻ tuổi.

Thông tin liên quan đến miễn dịch

Theo các nhà khoa học, 15% đến 20% các trường hợp nặng là do sự hiện diện - trong máu của bệnh nhân - các tự kháng thể nhắm mục tiêu cụ thể vào các interferon IFN-I. Những kháng thể tự động này, "dẫn đến các dạng viêm phổi nặng", khá hiếm gặp ở bệnh nhân dưới 65 tuổi. Điều này có thể giải thích vì sao các thể nghiêm trọng của COVID-19 rất phổ biến ở người cao tuổi.

Những khám phá này không chỉ cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động cơ bản của hệ thống miễn dịch, mà còn có thể có những kết luận quan trọng đối với việc điều trị bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nặng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những con số thú vị về bộ gene người.

Hương Thảo (Theo Top Santé) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm