Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ám ảnh mặc cảm ngoại hình hay bệnh rối loạn khiếm khuyết cơ thể

Bạn có phải là người "sợ xấu"? Chỉ một khiếm khuyết nhỏ của cơ thể như mũi hếch, răng không đều, mặt có mụn…cũng làm bạn bận tâm quá mức và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, mặc dù thực tế không ai để ý đến khiếm khuyết đó của bạn cả?

1. Thế nào là rối loạn khiếm khuyết cơ thể?

Mặc cảm ngoại hình là một rối loạn tâm thần biểu hiện bằng việc bạn không thể ngưng được các suy nghĩ về một hoặc vài khiếm khuyết về ngoại hình trên cơ thể của mình, cho dù những khiếm khuyết này là rất nhỏ và người ngoài gần như không để ý. Tuy vậy bạn luôn cảm thấy xấu hổ, bối rối, lo lắng và dẫn tới tránh né các tình huống xã hội.

Khi bạn có mặc cảm ngoại hình, bạn để ý quá mức về ngoại hình của bạn, liên tục soi gương để kiểm tra, trang điểm che đi khiếm khuyết và kiểm tra lại để đảm bảo ít thấy khiếm khuyết nhất, những công việc này chiếm nhiều giờ trong ngày. Những mối bận tâm và hành vi kiểm tra lặp đi lặp lại này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Bạn cũng thường tìm kiếm những cách để che lấp, sửa chữa khiếm khuyết, sau đó bạn tạm thời yên tâm, nhưng những triệu chứng lo âu sẽ sớm trở lại, và bạn sẽ phải tìm những phương pháp khác để giảm sự bận tâm.

Điều trị mặc cảm ngoại hình bằng liệu pháp nhận thức hành vi và bằng thuốc.

Khi bạn có mặc cảm ngoại hình, bạn để ý quá mức về ngoại hình của bạn, liên tục soi gương để kiểm tra...

2. Triệu chứng mặc cảm ngoại hình

Những dấu hiệu và triệu chứng của mặc cảm ngoại hình gồm:

– Bận tâm quá mức, không thể ngưng các suy nghĩ về khiếm khuyết ngoại hình mặc dù những khiếm khuyết đó rất nhỏ mà gần như không ai khác để ý.

– Luôn nghĩ rằng mình có những khiếm khuyết ngoại hình làm mình trở nên xấu xí.

– Luôn nghĩ rằng người khác chú ý đến khiếm khuyết của mình một cách tiêu cực và chê cười.

– Có những hành vi cố gắng để hạn chế những bận tâm, chẳng hạn như thường xuyên soi gương, chải chuốt, véo da.

– Cố gắng che dấu những khiếm khuyết cẳng hạn như ăn mặc, trang điểm…

– Thường xuyên so sánh ngoại hình của mình với người khác.

– Thường xuyên tìm kiếm sự trấn an, xác nhận về ngoại hình của mình từ người khác.

– Có khuynh hướng của chủ nghĩa hoàn hảo.

– Trang điểm tuy nhiên không thực sự thỏa mãn.

– Tránh các tình huống xã hội.

Bận tâm về ngoại hình và các suy nghĩ quá mức, lặp đi lặp lại không mong muốn, khó kiểm soát và tốn thời gian, gây căng thẳng và các vấn đề trong đời sống xã hội, công việc, học hành và các chức năng khác.

3. Các bận tâm cơ thể thường gặp

Bạn có thể lo lắng bận tâm về một hoặc vài bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên nội dung bận tâm có thể thay đổi qua thời gian. Những bận tâm thường gặp nhất bao gồm:

– Gương mặt, mũi, nước da, nếp nhăn, mụn, dấu vết.

– Tóc, bao gồm hình dáng tóc, độ dày mỏng, hói.

– Da và tĩnh mạch trên da.

– Kích thước ngực.

– Kích thước cơ và độ chắc cơ.

– Cơ quan sinh dục.

Bận tâm về cơ thể quá nhỏ, không có cơ bắp thường xảy ra ở giới nam.

Sự tự nhận thức về vấn đề có thể khác nhau, bạn có thể nhận thấy rằng những bận tâm của mình là quá mức, không đúng, hoặc nghĩ rằng có thể đúng, hoặc tin chắc rằng những suy nghĩ của mình đúng. Càng tin rằng mình đúng thì mức độ căng thẳng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống càng nhiều.

Nếu bạn tự ti mặc cảm về ngoại hình, có những biểu hiện trên bạn nên đến bác sĩ tâm thần để được khám.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn tự ti mặc cảm về ngoại hình, có những biểu hiện trên bạn nên đến bác sĩ tâm thần để được khám. Mặc cảm ngoại hình thường không tự cải thiện được, nếu không được điều trị, tình trạng có thể tệ đi, gây lo âu, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn ăn uống,  hoặc thậm chí những suy nghĩ và hành vi tự sát.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chứng ám ảnh cơ thể và rối loạn ăn uống.

ThS. BS Đàm Văn Đức (Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm