Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 triệu chứng cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các tình trạng như đột ngột thấy tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, đau ngực, tiểu ra máu.

6 triệu chứng cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm

Chú ý đến và quan tâm đến những dấu hiệu bất thường, dù nhỏ nhất của cơ thể sẽ giúp bạn tránh được những tình huống xấu nhất xảy ra với sức khỏe của mình. 

Đột ngột thấy tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân

Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, đặc biệt ở một bên nửa người, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.

Một vài dấu hiệu khác của đột quỵ có thể là đột nhiên tối mắt, chóng mặt, nhận thức kém, méo miệng, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, nôn thậm chí hôn mê. Đây là nguyên nhân thứ ba gây tử vong chỉ sau các bệnh lý về tim mạch và ung thư.

Các chuyên gia cảnh báo, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất, bởi chỉ có điều trị kịp thời trong “thời gian vàng” (không quá 4-5 tiếng kể từ triệu chứng đầu tiên) bạn mới có thể tránh được những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

6 trieu chung canh bao suc khoe ban dang gap nguy hiem hinh anh 1

Khi cảm thấy đau ngực, đặc biệt là kèm theo đổ mồ hôi, tức ngực, khó thở, hoặc buồn nôn, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán. Ảnh: SecondsCount.

Đau ngực

Đau ngực hoặc tức ngực có thể là một dấu hiệu của cơn đau tim hoặc một loại bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt khi bạn vừa trải qua các hoạt động thể lực mạnh hoặc lao động quá sức.

Nếu bạn cảm thấy ngực bị thắt chặt hoặc thở dốc và kéo dài trong vài phút hoặc từng cơn, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế.

Đau ở bắp chân

Đây có thể là triệu chứng của hiện tượng hình thành cục máu đông ở chân, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Venous Thrombosis - DVT). DVT xuất hiện khi bạn ngồi trong suốt một thời gian dài, như đi máy bay, tàu, ôtô và cũng thường xuất hiện ở những bệnh nhân phải nằm trên giường bệnh trong thời gian dài.

Nếu xuất hiện cục máu đông ở chân, bạn có thể cảm thấy đau khi bạn đứng hoặc di chuyển. Chân thường có màu đỏ và mềm, sưng to hơn chân còn lại. Cục máu đông có thể chặn dòng máu lưu thông, phá vỡ tĩnh mạch và dẫn đến các biến chứng khó lường.

Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và chẩn đoán nhanh nhất.

Tiểu ra máu

Tiểu ra máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Ngoài việc đi tiểu ra máu, bệnh nhân có thể kèm theo hiện tượng đau thắt lưng, tiểu buốt và có thể tiểu ra sỏi.

Ngoài ra, tiểu ra máu, sốt, đi tiểu thường xuyên, hay cảm thấy bỏng rát khi đi tiểu cũng có thể là triệu chứng của viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng thận.

Đặc biệt, nếu bạn thấy máu trong nước tiểu nhưng không cảm thấy đau, rất có thể là dấu hiệu của ung thư thận hoặc ung thư bàng quang.

6 trieu chung canh bao suc khoe ban dang gap nguy hiem hinh anh 2

Tiếng rít khi thở là biểu hiện rất phổ biến của viêm phổi hoặc viêm phế quản. Ảnh: Web Health Journal.

Xuất hiện tiếng rít khi thở

Nếu xuất hiện tiếng rít khi thở, tương tự như tiếng huýt sáo, rất có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn, viêm phổi hoặc dị ứng nghiêm trọng do tiếp xúc với hóa chất.

Tiếng rít là biểu hiện rất phổ biến của viêm phổi hoặc viêm phế quản. Nếu ho ra chất dịch nhầy màu vàng hoặc xanh, lên cơn sốt, khó thở, bạn có thể bị viêm phế quản phát triển thành viêm phổi.

Có ý nghĩ muốn tự sát

Nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, chán trường, bế tắc, hoặc xuất hiện suy nghĩ “không tìm được lý do để sống” hãy nhờ giúp đỡ của người thân, bạn bè hoặc các chuyên gia.

Nói chuyện với một chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn dần vượt qua khủng hoảng. Họ có đầy đủ chuyên môn và sự kiên nhẫn để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 triệu chứng đột quỵ mọi người nên biết

San San - Theo Zing/WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xem thêm