Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trong mùa dịch COVID-19

Ngoài việc ăn đầy chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin thì bạn cũng có thể uống những loại trà thảo mộc giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch.

Trà thảo mộc có mùi hương thơm nhẹ giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe thể chất, chức năng não bộ, làm đẹp da… Mặc dù tên gọi là “trà thảo mộc” nhưng không hoàn toàn được làm từ những loại trà nguyên chất như trà xanh, trà ô long, được ủ từ lá của cây trà. Mặt khác, trà thảo mộc có thể được làm từ trái cây khô, trà hoa, gia vị hoặc cây cỏ khiến cho các loại trà thảo mộc có nhiều hương thơm và hương vị khác nhau.

Dưới đây một số loại trà thảo mộc bạn có thể thưởng thức hàng ngày để tăng cường sức khỏe, giảm lo âu, căng thẳng trong mùa dịch COVID-19:

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến với công dụng làm dịu và hỗ trợ giấc ngủ. Trong một nghiên cứu trên 80 phụ nữ sau sinh gặp vấn đề về giấc ngủ, uống trà hoa cúc trong hai tuần đã giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm. Do đó, uống trà hoa cúc mỗi ngày giúp bạn thư giãn, giảm cảm giác căng thẳng, lo âu trong mùa giãn cách.

Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Ngoài ra, trà hoa cúc không chỉ giúp ngủ ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ gan. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh trà hoa cúc làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, cải thiện về lượng đường trong máu, insulin và lipid máu ở những người mắc đái tháo đường.

Trà bạc hà

Trà bạc hà là một trong những loại trà thảo mộc quen thuộc và phổ biến nhất trên thế giới. Uống trà bạc hà giúp hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa, ngoài ra loại trà này có tính chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và kháng virus.

Ngoài ra, tinh dầu bạc hà có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Do đó, khi bạn gặp khó chịu về tiêu hóa, trà bạc hà là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời mà bạn có thể thử để giảm các triệu chứng khó chịu.

Trà gừng

Trà gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Trà gừng có hương vị cay, nồng mùi gừng, chứa các chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Loại trà này còn giúp chống viêm và tăng cường miễn dịch, giảm chứng buồn nôn trong thời kỳ đầu mang thai hoặc do say tàu xe. Gừng cũng có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày, ngăn ngừa khó tiêu hoặc táo bón, giảm đau bụng kinh nguyệt. Nhâm nhi một cốc trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh trong mùa dịch.

Trà chanh

Trà chanh có hương vị nhẹ, thơm và tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu nhỏ ở 28 người uống trà lúa mạch hoặc trà chanh trong sáu tuần, nhóm trà chanh đã cải thiện độ đàn hồi của động mạch. Độ cứng động mạch được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh tim, đột quỵ và suy giảm tinh thần.

Một nghiên cứu khác cũng chứng minh uống trà chanh hai lần một ngày trong một tháng làm tăng các enzyme chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương oxy hóa đối với tế bào. Tinh dầu chanh còn có thể cải thiện tình trạng nồng độ lipid máu cao.

Trà lạc tiên

Trà lạc tiên có công dụng hỗ trợ giấc ngủ, giảm căng thẳng.

Lá, thân và hoa của cây lạc tiên đều có thể được dùng để làm trà lạc tiên. Loại trà này giúp giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của lạc tiên trong việc giữ tâm trạng cân bằng, thư thái mà không có tác dụng phụ kèm theo. Ngoài ra, trà lạc tiên còn có thể làm tăng sức khỏe đường hô hấp, tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu, cải thiện sự chú ý và tập chung trong công việc. Vì thế, thưởng thức trà lạc tiên mỗi ngày mỗi bạn luôn thoải mái, ngủ ngon và tập trung hơn khi làm việc ở nhà trong mùa giãn cách.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon giấc.

Nguyễn An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm