Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nghiên cứu cho thấy 1 mũi của vaccine Pfizer có thể là đủ với người đã từng mắc COVID-19

Mới đây, theo nghiên cứu của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí JAMA Network Open vào ngày 06/08/2021 cho biết: những người từng nhiễm COVID-19 có thể chỉ cần 1 mũi tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech là đủ. Tuy đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ ban đầu, song nó cho thấy việc tiêm vaccine vẫn là cần thiết, trước những thông tin cho rằng những người từng bị nhiễm sẽ không cần phải tiêm vaccine.

Nghiên cứu thực nghiệm

Theo kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đã quan sát thấy mức độ kháng thể SARS-COV-2 cao hơn ở những người đã từng nhiễm COVID-19 và sau đó được tiêm 1 mũi vaccine của Pfizer/BioNTech – khi so sánh với những người chưa từng nhiễm COVID-19 và được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine này. Ngoài ra, những người đã từng nhiễm COVID-19 sau khi tiêm liều thứ 2 cũng chỉ tăng một lượng ít kháng thể, do vậy các tác giả cho rằng việc sử dụng 1 mũi tiêm ở nhóm đối tượng này có thể là đủ.

Lý giải cho điều này, các tác giả cho rằng: những cá nhân nhiễm COVID-19 trong quá khứ sau khi được tiêm 1 mũi vaccine sẽ giúp sản sinh một lượng lớn kháng thể, và điều này mang đến khả năng bảo vệ còn tốt hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu ở quy mô nhỏ, với 29 người thuộc nhóm 1 (nhóm từng nhiễm COVID-19) và 30 người ở nhóm 2 (nhóm không có tiền sử nhiễm COVID-19).

Một số kết quả khác của nghiên cứu bao gồm:

  • Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 42, với 75% đối tượng là nữ
  • Nhóm 1 (nhóm từng nhiễm COVID-19): tại thời điểm ban đầu trước tiêm mũi 1, lượng kháng thể của những đối tượng này là 621 AU/ml. Sau tiêm mũi 1, lượng kháng thể tăng lên là 30.000 AU/ml. Sau khi tiêm mũi 2, lượng kháng thể tăng lên 1 chút, ở mức 37.000 AU/ml.
  • Nhóm 2 (nhóm chưa từng nhiễm COVID-19): sau tiêm mũi 1, lượng kháng thể đạt 1.800 AU/ml. Sau khi tiêm mũi 2, lượng kháng thể tăng lên mức 15.000 AU/ml.

Dựa trên những kết quả thu thập được, nhóm tác giả đã kết luận: 1 mũi tiêm vaccine với những người đã từng mắc COVID-19 là đủ để giúp họ có được khả năng bảo vệ tốt nhất.

Sự cần thiết của việc tiêm vaccine dù đã từng nhiễm COVID-19

CDC Hoa Kỳ đang đánh giá việc sử dụng vaccine để cập nhật các khuyến nghị sắp tới, trong đó có việc có nên sử dụng 1 liều vaccine Pfizer/BioNTech cho các đối tượng đã từng mắc COVID-19 hay không và điều này có thể làm tăng số lượng vaccine cần sử dụng.

Việc tiêm vaccine dù đã từng nhiễm COVID-19 hiện vẫn được khuyến nghị. Theo CDC, nên tiêm chủng cho dù đã từng bị nhiễm COVID-19 hay chưa. Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa biết thời gian người nhiễm COVID-19 sẽ được bảo vệ bởi khả năng miễn dịch tự sản sinh trong bao lâu. Do vậy, dù đã khỏi bệnh, khuyến cáo được đưa ra là vẫn nên tiêm vaccine theo chỉ định. Hơn nữa, các nghiên cứu đều cho thấy tiêm chủng sau khi khỏi bệnh giúp tăng cường sự bảo vệ tốt hơn.

Nhìn chung, WHO và CDC hiện vẫn khuyến nghị nên tiêm vaccine dù đã hồi phục sau nhiễm COVID-19.

Tổng kết

Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh sự hiệu quả của vaccine nói chung, cũng như sự tồn tại khả năng miễn dịch kéo dài trong bao lâu và chúng ta có thể được bảo vệ đến khi nào. Điều quan trọng là vẫn nên tuân thủ các quy định được đặt ra tại địa phương cư trú để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Tham khảo thêm thông tin tại: So sánh vaccine COVID-19: tiến độ, chủng loại, giá thành và tính hiệu quả (phần 1)

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp từ MedicalXpress, CDC, WHO) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm