Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vắc-xin AstraZeneca kết hợp với Pfizer-BioNTech giúp tăng nồng độ kháng thể kháng COVID-19

Theo một nghiên cứu mới được công bố, việc kết hợp tiêm vắc-xin AstraZeneca mũi đầu tiên với vắc-xin Pfizer-BioNTech mũi thứ 2 cho kết quả rất đáng quan tâm.

Một nghiên cứu mới đây của Hàn Quốc cho thấy, việc kết hợp tiêm vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên với vắc xin Pfizer-BioNTech mũi thứ 2 có thể giúp tăng nồng độ kháng thể trung hòa lên gấp 6 lần so với tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca.

Nghiên cứu bao gồm 499 nhân viên y tế, trong đó 100 người được tiêm kết hợp 2 loại vắc xin AstraZeneca - Pfizer, 200 người được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer và những người còn lại được tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca.

Khi nguồn cung vắc xin khan hiếm, việc tiêm vắc xin 2 mũi khác loại có thể giúp nhiều quốc gia tăng tỷ lệ tiêm vắc xin phong COVID-19.

Kết quả cho thấy, tất cả đối tượng nghiên cứu đều được phát hiện có kháng thể trung hòa, là kháng thể ngăn không cho virut xâm nhập vào tế bào và nhân lên, và kết quả của việc tiêm kết hợp AstraZeneca – Pfizer cho thấy lượng kháng thể trung hòa tương đương với lượng kháng thể ở người được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer.

Một nghiên cứu của Anh vào tháng trước cũng cho kết quả tương tự: một mũi tiêm AstraZeneca và sau đó là mũi tiêm Pfizer sẽ tạo ra đáp ứng tế bào T tốt nhất và đáp ứng miễn dịch cao hơn ở người tiêm mũi Pfizer trước và mũi sau là AstraZeneca.

Dữ liệu nghiên cứu này đã ủng hộ thêm cho quyết định của một số quốc gia về việc cung cấp các lựa chọn thay thế cho AstraZeneca với mũi tiêm thứ hai khi vắc-xin này có liên quan đến tình trạng đông máu hiếm gặp sau tiêm.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, nghiên cứu mới này cũng phân tích khả năng kháng thể trung hòa chống chọi lại các biến thể virut corona. Kết quả cho thấy, đối với cả 3 nhóm tiêm vắc xin nêu trên, so với biến thể Alpha (lần đầu tiên được phát hiện ở Anh) thì hiệu giá kháng thể trung hòa giảm 2,5 đến 6 lần với biến thể Beta, Gamma và Delta (lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, Brazil và Ấn Độ).

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tiêm vắc xin có chắc chắn miễn nhiễm COVID-19?

Nhật Nam ((Theo Reuters)) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm