Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

14 phản ứng tiêu cực của nước tăng lực chúng ta cần biết

Trong thời buổi hiện nay, nhiều người trong chúng ta lựa chọn các thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh, tiện sử dụng và giá thành phù hợp. Điều này mang đến cơ hội rất lớn cho các loại nước tăng lực – sản phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng, giá thành hợp lý và vô cùng đa dạng hương vị. Nước tăng lực có thể giúp ích cho cơ thể, nhưng nó cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 14 phản ứng tiêu cực của nước tăng lực để sử dụng hợp lý.

Sự phổ biến của nước tăng lực

Nước tăng lực lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1987 tại châu Âu. Sự phổ biến của chúng không hề giảm sút kể từ thời điểm đó, và hiện tại nước tăng lực được bày bán ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta rất dễ dàng tìm thấy và sử dụng nước tăng lực hàng ngày, và điều này đã làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của giới trẻ khi đây là nhóm đối tượng sử dụng nước tăng lực nhiều nhất.

Bản thân các loại nước tăng lực nói chung có thể chứa chất kích thích và caffeine, giúp tăng sự tỉnh táo và tập trung. Điều này có thể mang đến những lợi ích nhất định trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước tăng lực có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu sử dụng quá nhiều và sử dụng kéo dài.

1. Caffeine quá liều

Nước tăng lực có nhiều caffeine – một chất giúp kích thích hệ thần kinh và mang đến cảm giác tỉnh táo. Đây là một trong những mối quan tâm lớn đối với sức khỏe, khi mà không chỉ có trong nước tăng lực mà caffeine còn có mặt trong nhiều loại đồ uống khác. Với một lon nước tăng lực thông thường có thể cung cấp tới 171 miligram caffeine, gấp 38 lần lượng caffeine của một lon nước ngọt có ga cola hay gấp 7 lần nồng độ caffeine của một tách cà phê. Theo khuyến nghị của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu EFSA, mức tiêu thụ hàng ngày an toàn của caffeine ở người trưởng thành là 400 miligram. Việc dùng quá liều caffeine có thể gây tăng huyết áp, tình trạng đánh trống ngực và thiếu hụt canxi.

2. Quá tải lượng đường

Caffeine không phải là vấn đề duy nhất trong nước tăng lực. Các loại nước tăng lực thường chứa nhiều đường, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và đương nhiên – thừa calo và gây tăng cân. Theo khuyến nghị từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), nam giới trưởng thành một ngày không nên tiêu thụ quá 9 muỗng cà phê đường – tương đương với 37,5 gram đường. Một lon nước tăng lực trung bình cung cấp khoảng 12 gram đường, nhưng cũng có những loại nước cung cấp từ 25-35 gram đường. Do vậy, việc tiêu thụ quá nhiều nước tăng lực cũng có thể dẫn tới thừa mức calo khuyến nghị hàng ngày, gây các ảnh hưởng tới răng miệng và tăng cân.

3. Calo cao

Đa phần các đồ uống tăng lực đều có một lượng calo tương đối cao. Điều này có thể gây béo phì do chúng cung cấp cả lượng đường và lượng calo đều lớn. Một lon nước tăng lực chứa trung bình 200 calo, tương đương 10-15% tổng năng lượng cần thiết đối với một người trưởng thành.

4. Tăng cảm giác lo âu

Tình trạng này có thể xảy ra ở một số người đặc biệt, có nguyên nhân bởi các biến thể di truyền. Những người này uống nước tăng lực thường xuyên có thể gặp phải tình trạng lo âu nếu họ có bất kỳ biến thể di truyền nào trong các thụ thể adenosine của bản thân. Hàm lượng caffeine cao trong nước tăng lực cũng có thể gây ra tình trạng lo lắng.

5. Các vấn đề về răng miệng

Nước tăng lực có chứa nhiều đường và chúng có thể gây ra các vấn đề về răng miệng. Đường trong đồ uống có thể làm cho men răng bị suy yếu, dẫn đến tình trạng răng mẫn cảm, mòn men răng và sâu răng.

6. Các vấn đề về thận

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, việc sử dụng các loại đồ uống có chứa hàm lượng caffein cao quá nhiều, vượt mức khuyến nghị trong thời gian dài có thể có nguy cơ bị các biến chứng tại thận.

7. Suy nhược và mất nước

Các loại nước uống tăng lực không thể bù nước và điện giải, do vậy uống các loại nước này khi khi tập thể dục hoặc chơi thể thao có thể không bù được lượng nước tiêu hao và dẫn đến mất nước. Bên cạnh đó, caffeine cũng có thể gây mất nước tăng thêm, do vậy không nên lạm dụng khi chơi thể thao hay vận động, hoặc cần bổ sung nước đủ để đảm bảo tránh tình trạng mất nước.

8. Co thắt và co giật cơ

Tình trạng co giật cơ hay chuột rút có thể gặp phải nếu lạm dụng các loại đồ uống tăng lực trong thời gian dài. Việc sử dụng với số lượng lớn khiến một lượng caffeine quá mức nạp vào trong cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng này.

9. Nói và nghĩ khi nói

Ngoài khả năng ảnh hưởng lên nhiều giác quan, caffeine còn kích thích não bộ và giúp suy nghĩ nhanh hơn, cũng như nói trôi chảy hơn. Điều này có thể giúp tập trung trong công việc và lưu loát, nhưng mọt số người có thể gặp phải tình trạng nói lắp hay hồi hộp quá mức khi chuẩn bị phải phát biểu.

10. Tim đập nhanh

Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương của cơ thể, làm tăng nhịp tim và có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực hoặc cảm giác rung rinh. Điều này có thể gây ra các vấn đề khác và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

11. Rối loạn tiêu hóa

Caffeine có tác dụng nhuận tràng, tăng sức co bóp của các cơ ruột non và ruột già. Điều này có thể dẫn đến việc thức ăn khó tiêu hóa được hấp thụ vào ruột và gây ra các cơn co thắt dạ dày. Nhiều người nhạy cảm với caffeine cũng có thể gặp tình trạng đi ngoài sau khi uống một lượng caffeine dù nhỏ.

12. Rối loạn cương dương

Các cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng cho thấy nam giới tiêu thụ lượng caffeine vừa phải ít bị rối loạn cương dương hơn các đối tượng tiêu thụ nhiều caffeine. Ở nam giới thừa cân hoặc béo phì và nam giới bị huyết áp cao, mối liên hệ giữa đồ uống có chứa caffein và rối loạn cương dương là mạnh nhất. Nam giới mắc bệnh tiểu đường không thấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến rối loạn cương dương từ caffeine.

13. Nghiện caffeine

Nghiện caffeine là một tác dụng phụ khác của nước tăng lực. Caffeine giúp tỉnh táo, tập trung và sảng khoái, và khi bạn sử dụng nhiều thì cơ thể sẽ luôn cảm thấy cần phải có để có thể hoạt động được. Việc nghiện caffeine có thể dẫn tới việc bắt buộc phải có caffeine trước khi hoạt động và làm việc, và điều này có thể dẫn đến giảm khả năng tự hoạt động của bản thân.

14. Huyết áp cao

Đây là một tác dụng phụ phổ biến của caffeine. Nếu đang gặp phải tình trạng huyết áp cao hay các vấn đề về tim mạch, nước tăng lực là một loại thực phẩm nên tránh.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên tránh uống nước tăng lực trước khi đi ngủ, vì điều này có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ và tình trạng mệt mỏi sau khi thức dậy.

Tổng kết

Ngành công nghiệp nước tăng lực đang bùng nổ mạnh mẽ với doanh thu ước tính 57 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2020. Tuy nhiên, liệu những sản phẩm này có thực sự cung cấp lợi ích cho cơ thể hay không? Cân nhắc sử dụng và sử dụng ở mức độ hợp lý là điều quan trọng và cần thiết, nhất là những ở nhóm đối tượng trẻ tuổi để đảm bảo lợi ích sức khỏe lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nên lựa chọn nước tăng lực hay cà phê?

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Sciencetimes) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm