Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng

Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người, khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị xáo trộn. Để không uể oải vào buổi sáng, bạn nên tạo thói quen tốt để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.

Làm thế nào để không uể oải, thiếu năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng?

Đặt báo thức chuẩn

Sau khi thức dậy, chúng ta thường có cảm giác mơ màng trong vài phút, thậm chí lờ đờ cả buổi sáng. Hiện tượng này được gọi là tình trạng trì trệ sau giấc ngủ (sleep inertia). Để loại bỏ tình trạng này, bạn nên thay đổi phương thức đặt báo thức của mình.

Nghiên cứu của Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (Australia) chỉ ra rằng, tiếng chuông báo thức du dương (tiếng nhạc cụ hoặc âm thanh tự nhiên, tiếng chim hót) sẽ giúp bạn thức giấc từ từ thay vì choàng tỉnh từ giấc mộng. Bạn nên đổi âm thanh mặc định, tiếng chuông reo trên điện thoại thành những bản nhạc bạn yêu thích để có động lực rời giường vào buổi sáng.

Mở cửa đón ánh sáng

Tiếp xúc với anh sáng tự nhiên giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi thức giấc.

Ánh sáng tự nhiên có thể khởi động đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi sáng trước khi cần đến cà phê, trà đặc. Bạn chỉ cần mở rèm và cửa sổ ngay khi bước ra khỏi giường, tận hưởng ánh nắng và không khí trong lành để xua đi cảm giác mơ màng.

Ánh nắng mặt trời không chỉ giúp đánh thức bạn mà còn giúp duy trì nhịp sinh học, giúp bạn đi ngủ đúng giờ vào buổi tối. Nhờ đó, bạn có thể thức dậy dễ dàng hơn vào buổi sáng, hạn chế tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Ăn bữa sáng giàu dinh dưỡng

Thói quen bắt đầu ngày mới với một bữa sáng cân bằng dinh dưỡng, giàu protein không chỉ giúp bạn ấm bụng mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Bạn nên chọn những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau củ, trứng hoặc sữa chua không đường. Đồng thời, đừng quên uống nước trong bữa sáng để bổ sung nước cho cơ thể sau một đêm dài.

Vận động thể chất

Tập yoga tại nhà giúp đẩy lùi tình trạng uể oải, lờ đờ vào buổi sáng.

Việc giãn cơ, vận động thân thể vào buổi sáng có thể giảm tình trạng căng cứng cơ bắp, khiến bạn tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn. Ngoài ra, thói quen tập thể dục còn giúp tăng cường lưu thông máu đến não và toàn cơ thể, đẩy lùi tình trạng uể oải thường gặp vào buổi sáng.

Trong mùa dịch, người dân tại nhiều khu vực được yêu cầu không tập thể dục ngoài trời để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Khi đó, bạn có thể tập luyện tại nhà với các bài tập tay không, yoga hoặc giãn cơ tại chỗ. Ngoài ra, việc làm vườn, chăm sóc cây cỏ vào buổi sáng cũng đem lại hiệu quả tích cực với tâm trạng và thể chất.

Làm việc nhà

Ngay sau khi thức dậy, bạn sẽ chẳng hào hứng bắt tay ngay vào làm việc nhà. Tuy nhiên, chỉ cần hoàn thành một vài nhiệm vụ nhỏ trong ngày sẽ tạo động lực cho bạn nâng cao năng suất làm việc trong ngày. Một số gợi ý cho bạn gồm: Dọn giường, gấp chăn sau khi dậy, rửa bát đĩa của bữa sáng hoặc phơi quần áo.

Lên danh sách công việc hàng ngày

Nếu bạn có khối lượng công việc trong ngày quá lớn, khả năng cao bạn sẽ bỏ quên một số nhiệm vụ quan trọng nếu không ghi chép chúng. Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách ghi vào sổ tay, điện thoại danh sách công việc cần làm trong ngày. Việc làm này giúp bạn sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, giảm cảm giác choáng ngợp và lười biếng vào buổi sáng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  9 cách giúp bạn tỉnh táo khi học tập và làm việc tại nhà.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

Xem thêm