Viêm kết mạc dị ứng là gì?
Khi mắt của bạn phải tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, mắt có thể trở nên đỏ, ngứa và chảy nước. Đây là các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng, là một bệnh viêm tại mắt gây ra do phản ứng dị ứng với một số chất như phấn hoa hay nấm mốc.
Giống như tất cả các bệnh dị ứng, viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định một chất vô hại như là một chất gây dị ứng. Điều này làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và sản xuất các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch (IgE). Những kháng thể này đi đến các tế bào và giải phóng các hóa chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng.
Bên trong của mí mắt và bao quanh nhãn cầu có một màng gọi là kết mạc. Kết mạc là cơ quan rất dễ nhạy cảm bởi các tác nhân kích thích như chất gây dị ứng theo mùa. Viêm kết mạc dị ứng là một căn bệnh khá phổ biến.
Phân loại viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính
Bệnh có diễn biến cấp tính trong một thời gian ngắn chủ yếu vào mùa dị ứng. Mí mắt của bạn sẽ bỗng nhiên bị sưng vù, ngứa và nóng rát. Bạn cũng có thể bị chảy nước mũi.
Viêm kết mạc dị ứng mãn tính
Căn bệnh này ít phổ biến hơn và có thể diễn biến quanh năm. Đây là một đáp ứng miễn dịch nhẹ hơn với các tác nhân dị ứng như thực phẩm, bụi và lông động vật. Các triệu chứng phổ biến như nóng và ngứa mắt và nhạy cảm với ánh sáng thường xảy ra rồi lại hết quanh năm.
Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng
Bạn thường bị viêm kết mạc dị ứng khi cơ thể bạn diễn ra những phản ứng chống lại những tác nhân lạ xâm nhập trong đó có sự giải phóng histamine. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:
Một số người có thể bị viêm kết mạc dị ứng khi bị một số loại thuốc hay hóa chất nào đó rơi vào mắt như dung dịch kính áp tròng hay thuốc nhỏ mắt.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm kết mạc dị ứng
Những người bị mắc bệnh dị ứng thường có xu hướng dễ bị viêm kết mạc dị ứng. Theo Hiệp hội hen và bệnh dị ứng Hoa Kỳ, bệnh dị ứng có ảnh hưởng đến 30% người trưởng thành và 40% trẻ em và thường có xu hướng di truyền trong gia đình.
Dị ứng có thể tác động đến mọi lứa tuổi, mặc dù chúng thường phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bạn có cơ địa dễ mắc dị ứng và đồng thời lại sống ở khu vực có lượng phấn hoa dày đặc thì bạn sẽ rất dễ bị khởi phát căn bệnh viêm kết mạc dị ứng.
Các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng
Đỏ, ngứa, chảy nước mắt và nóng rát tại mắt là các triệu chứng điển hình và phổ biến của viêm kết mạc dị ứng. Người bệnh cũng thường thức dậy buổi sáng với đôi mắt sưng húp.
Chẩn đoán
Bác sỹ sẽ kiểm tra mắt và hỏi tiền sử dị ứng. Phần củng mạc trắng chuyển sang màu đỏ và có những mụn nhỏ ở bên trong mí mắt là các dấu hiệu dễ nhận thấy của viêm kết mạc. Bác sỹ có thể chỉ định một trong những xét nghiệm sau đây:
Điều trị
Chăm sóc tại nhà
Điều trị viêm kết mạc dị ứng tại nhà bao gồm sự kết hợp giữa các biện pháp phòng và cả giảm nhẹ triệu chứng. Để giảm tối đa việc phơi nhiễm với các tác nhân dị ứng:
Để giảm nhẹ các triệu chứng, cần tránh dụi mắt. Chườm lạnh lên mắt có thể giúp giảm viêm và ngứa.
Thuốc điều trị
Trong những trường hợp nặng, chăm sóc tại nhà có thể là chưa đủ để làm giảm nhẹ triệu chứng. Khi đó, bác sỹ có thể chỉ định sử dụng các thuốc sau:
Triển vọng điều trị
Nếu được điều trị đúng và kịp thời, các triệu chứng của bạn sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân dị ứng thì các triệu chứng trên sẽ lại tái phát.
Phòng viêm kết mạc dị ứng
Việc tránh tiếp xúc hoàn toàn với các yếu tố có thể gây viêm kết mạc dị ứng trong môi trường có thể khá khó khăn. Cách tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Ví dụ như nếu bạn bị dị ứng với nước hoa hay bụi nhà, bạn có thể chuyển sang sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa không mùi và nên cân nhắc việc lắp đặt thiết bị lọc không khí trong nhà.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao mắt trở nên mỏi mệt sau một ngày dài làm việc?
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.