Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Thời điểm giao mùa là điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên phụ huynh cần hết sức lưu ý. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và có cách phòng ngừa để giữ hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.

Gặp vấn đề tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn.

Nguyên nhân trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa

Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng chất lượng thức ăn

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường như hiện nay khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu. Trong khi đó, rối loạn tiêu hóa và nguy cơ trẻ ngộ độc thực phẩm chủ yếu qua đường ăn uống.

Nguy cơ ô nhiễm nước sau mưa

Đan xen những ngày nắng là những ngày mưa. Sau những cơn mưa bão, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Nếu chẳng may ăn uống phải, nguy cơ hàng loạt các vi khuẩn gây hại cho đường ruột xâm nhập, khiến trẻ gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy cấp.

Nắng mưa liên tục tạo điều kiện cho nhiều nhân tố gây bệnh phát triển

Thời điểm này là điều kiện thời tiết lý tưởng cho các loại virus, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh, có thể xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, khả năng trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa thời gian này rất cao.

Rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc tây lâu dài

Điều trị thuốc lâu dài có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu

Điều trị thuốc lâu dài có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.

Ngoài ra, vào thời điểm này, cơ thể bé có thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên hệ miễn dịch rất dễ bị tấn công. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, ho, sốt, đau họng... Khi đó, cha mẹ có xu hướng cho con sử dụng thuốc tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi.

Cách phòng trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Phụ huynh nên rửa tay với xà phòng trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. Thời tiết thay đổi nên thức ăn rất nhanh bị ôi thiu, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn cũ, hạn chế cho trẻ ăn ở ngoài. Chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh, tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn giữa các thực phẩm để tránh trẻ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh

Rau xanh tốt cho đường ruột của bé

Rau xanh tốt cho đường ruột của bé.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày của trẻ như rau xanh, cà chua, táo, dưa hấu, dưa chuột và dứa để cung cấp nước cho cơ thể. Hơn nữa, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, trái cây tươi, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt cũng là một chế độ ăn lành mạnh cho hệ tiêu hóa của con bạn.

Hạn chế đồ ăn cay nóng và dầu mỡ

Thực phẩm cay nóng sinh nhiệt và có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Những thực phẩm này sẽ làm tăng khả năng tiết acit dạ dày, khiến trẻ đầy hơi, đầy bụng, thậm chí là nguy cơ bị viêm dạ dày. Vì vậy, hãy tránh cho trẻ ăn nhiều gia vị, đồ chiên rán và đồ ăn vặt cay, nóng.

Uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước, tránh trẻ bị mất nước sẽ giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước trái cây nguyên chất để tăng thêm hương vị.

Cung cấp men vi sinh cho trẻ

Men vi sinh có thể chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sữa chua trong chế độ ăn uống cho trẻ để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ

Ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng đường tiêu hóa ban đầu, phụ huynh nên pha 1 gói oresol cho trẻ uống để bù nước. Nếu trẻ không uống được, ói nhiều lần, tiêu chảy ra máu, vật vã, môi khô… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm hoặc ngừng liều điều trị khi trẻ đỡ.

Hiện nay, thuốc chống nôn Domperidone được bán rất nhiều tại các nhà thuốc, không mang lại hiệu quả cao và rất dễ gây ngộ độc. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 35kg.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Ngừa bệnh lây qua đường tiêu hóa tuổi học đường.

Nguyễn Thanh (Tổng hợp) - Theo Suc khoe cong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm