Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Công việc văn phòng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn như thế nào?

Bạn có biết rằng tư thế ngồi làm việc trong ngày cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn theo những cách nhất định? Và chúng ta nên ngồi làm việc thế nào cho đúng?

Như chúng ta đều biết, việc tạo cho hệ tiêu hóa cơ hội tốt nhất để hoạt động bình thường cần có một số điều kiện nhất định, ngoài thực phẩm ra thì nó còn là về tâm trạng và giấc ngủ ngon.

Tuy nhiên, bạn biết gì về việc tư thế ngồi làm việc trong ngày ảnh hưởng như thế nào đến ruột của bạn? Bài viết sau đây sẽ nói về cách làm việc tại bàn làm việc và cách mà nó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của chúng ta.

Ngồi làm việc tại bàn làm việc có nguy cơ gì cho sức khỏe không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi trên bàn làm việc có hại cho sức khỏe của bạn nói chung – và quá trình tiêu hóa nói riêng. Khi bạn dán mắt vào máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, cơ thể bạn sẽ ít hoạt động hơn dẫn tới làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn dành phần lớn thời gian trong ngày làm việc ở tư thế đúng thì sẽ cho tác dụng ngược lại đó là giúp làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan tiêu hóa, nhờ đó đường ruột khỏe mạnh hơn, giảm đầy hơi và chướng bụng hơn.

Đã có những bằng chứng khoa học và nghiên cứu trong việc xem xét tư thế làm việc của chúng ta tác động như thế nào đến hệ tiêu hóa. Cơ sở bằng chứng khoa học chứng minh lợi ích của phương pháp “ngồi ít hơn, di chuyển nhiều hơn” đang tăng lên theo từng năm nhờ sự can thiệp của các tổ chức lớn trong việc tạo ra các chiến dịch chẳng hạn như dành nhiều thời gian hơn cho đôi chân của bạn trong ngày làm việc.

Một nhân viên văn phòng bình thường trung bình ngồi 10 tiếng mỗi ngày (kết hợp cả thời gian làm việc, đi làm, giải trí) với gần 70% thời gian ngồi ở nơi làm việc và 73% người chỉ thực sự rời khỏi bàn làm việc để đi vệ sinh hoặc đi uống trà, nhân viên văn phòng cố gắng chuẩn bị những hộp cơm trưa lành mạnh nhưng việc ăn chúng tại bàn làm việc lại đang cản trở lợi ích của chúng.

Vì vậy, nếu bạn là một nhân viên văn phòng ít vận động, việc thay đổi thói quen tại nơi làm việc có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn một cách hợp lý. Quả thực là đã đến lúc ra khỏi chỗ ngồi quen thuộc và trở nên năng động hơn trong suốt ngày làm việc của bạn. Hệ tiêu hóa của bạn sẽ cảm ơn bạn về điều đó đấy.

 

Làm thế nào để trở nên năng động hơn ở nơi làm việc?

Đôi khi không phải lúc nào bạn cũng có thể lên lịch nghỉ ngơi để đứng dậy và di chuyển thường xuyên, nếu bạn đang muốn cải thiện thói quen làm việc của mình, bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đổi từ tư thế ngồi sang tư thế đứng thường xuyên trong suốt cả ngày để có được hiệu quả tốt nhất. Sẽ là không thực tế nếu bạn dành ra cả ngày để đứng khi làm việc. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đứng sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và thậm chí nó có thể làm giảm lượng đường trong máu (đứng thường xuyên cũng có liên quan đến việc giảm các vấn đề về lưng, cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh bao gồm trầm cảm, căng thẳng và thoát vị). Hầu hết mọi người có thói quen đứng nghe điện thoại và xem qua thư điện tử, trong khi ngồi để viết những báo cáo chi tiết hơn, tuy nhiên vấn đề là tìm ra cách nào phù hợp nhất với bạn.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần đến phòng tập thể dục vào thời gian rảnh rỗi là bạn có thể yên tâm ngồi cả ngày trên chiếc ghế làm việc ở văn phòng. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc những rủi ro của việc không hoạt động tại nơi làm việc dù bạn là vận động viên hay giáo viên yoga hay là bất cứ ai khác. Là một người hoạt động thể chất bên ngoài nơi làm việc cũng không làm cho bạn có thể dành hàng giờ đồng hồ để ngồi trong giờ làm việc – hai vấn đề này là hoàn toàn riêng biệt.

Yoga có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe đường ruột của bạn, tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là bạn có thể không hoạt động gì trong suốt cả ngày làm việc của mình. Có nhiều cách đơn giản để chuyển đổi thời gian ngồi sang thời gian đứng tích cực. Ví dụ:

  • Đứng trong khi gọi điện thoại
  • Đứng và tạm nghỉ khỏi máy tính của bạn sau mỗi 30 phút
  • Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy
  • Có các cuộc họp khi đứng hoặc đi bộ
  • Ăn trưa xa khỏi bàn làm việc
  • Đi bộ đến bàn làm việc của đồng nghiệp thay vì gọi điện hoặc gửi email cho họ
  • Đứng ở cuối phòng khi thuyết trình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo vệ sức khỏe khi ngồi làm việc ở văn phòng

BS. ĐoànThu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm