Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư môi nhận biết như thế nào?

Ung thư môi là một trong những bệnh hay gặp của ung thư miệng. Những triệu chứng của bệnh ung thư môi rất dễ nhận biết và chỉ cần hiểu về chúng, bạn có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.

Ung thư môi là gì?

Ung thư môi là sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của các tế bào bất thường và hình thành nên những tổn thương hoặc khối u trên môi. Đây là dạng phổ biến nhất của ung thư miệng. Loại ung thư này phát triển trên những tế bào mỏng, phẳng được gọi là tế bào vảy – có mặt ở môi, miệng, lưỡi, má, xoang, họng, vòm miệng cứng và mềm.

Một số thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ra nắng mà không bôi kem chống nắng, nhuộm da sẽ làm gia tăng nguy  cơ bị mắc ung thư môi. Căn bệnh ung thư này  hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Nguyên nhân gây ung thư môi

Theo Viện nghiên cứu răng hàm mặt quốc gia (National Institute of Dental and Craniofacial Research), hầu hết các trường hợp bị mắc ung thư miệng đều có liên quan đến nghiện rượu và nghiện thuốc lá nặng.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố nguy  cơ hàng đầu, đặc biệt với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời.

Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư  môi

Thói quen hàng ngày cũng như phong cách sống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đối với nguy cơ ung thư môi. Mỗi năm có hơn 36,000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng. Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ đối với bệnh ung thư môi bao gồm:

  • Hút thuốc lá hay các sản phẩm tương tự (xì gà, thuốc tẩu hay thuốc lá nhai)
  • Nghiện rượu
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tự nhiên hay nhân tạo), bao gồm cả việc sử dụng giường nhuộm da trong thời gian dài
  • Những người có màu da sáng
  • Nam giới
  • Bị nhiễm HPV
  • Trên 40 tuổi

Đa số các trường hợp ung thư miệng có liên quan chủ yếu đến sử dụng thuốc lá. Nguy cơ thậm chí còn tăng cao hơn đối với những người vừa hút thuốc vừa uống rượu so với những người chỉ sử dụng 1 trong 2.

Các triệu chứng của ung thư môi

- Xuất hiện các vết loét khó lành: thông thường, những vết loét trên môi thường có dạng cục, mảng trắng ở quanh môi hoặc những vị trí gần môi xung quanh miệng. Nó có thể cảnh báo bệnh ung thư nếu kéo dài trên 2 tuần không khỏi dù đã sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị khác, dễ gây cảm giác đau đớn và khiến người bệnh khó khăn khi nhai, nuốt.

- Xuất hiện khối u: những khối u này không chỉ xuất hiện trên môi mà còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, cổ họng. Vì vậy, nếu sờ thấy hoặc cảm nhận hay nhìn thấy khối u ở môi hay khoang miệng, bạn nên sớm đi bệnh viện kiểm tra sinh thiết để phát hiện sớm bệnh ung thư môi.

- Thay đổi màu sắc da: khi các tế bào ung thư môi phát triển thì vùng da môi có thể chuyển sang màu nhợt hơn hoặc đen sạm lại.

- Da môi có thể chuyển sang dạng thô dày hoặc xơ cứng, thậm chí có triệu chứng chảy máu ở vết loét hoặc tại vết loét không lành trên môi.

- Có cảm giác tê đau, ngứa hoặc những cảm giác bất thường trên môi không rõ lý do cũng có thể là nguyên nhân cảnh báo bệnh ung thư môi.

Triệu chứng của bệnh ung thư môi không chỉ xuất hiện ở môi mà còn có thể bắt gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể như sưng hàm, sưng hạch, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Chẩn đoán

Bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng tại môi và các phần khác của miệng để phát hiện những tổn thương bất thường. Bác sỹ cũng sẽ hỏi bạn về:

  • Tiền sử bệnh
  • Tiền sử hút thuốc và uống rượu
  • Quá trình điều trị trước kia
  • Tiền sử bệnh của gia đình
  • Các loại thuốc bạn đang sử dụng

Nếu nghi ngờ ung thư môi, bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện thủ thuật sinh thiết để xác nhận chẩn đoán. Trong trường hợp xác nhận là ung thư môi, bạn sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm khác để xác định giai đoạn tiến triển của bệnh, xem bệnh đã di căn đến các cơ quan khác hay chưa.

  • Chụp cắt lớp CT
  • Chụp phổ cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp bằng positron (PET)
  • Chụp X-quang ngực
  • Đo công thức máu
  • Nội soi

Điều trị

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là một vài phương pháp điều trị được áp dụng đối với ung thư môi. Một số lựa chọn khác bao gồm miễn dịch trị liệu và trị liệu gien.

Cũng như các bệnh ung thư khác, điều trị ung thư môi phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh (bao gồm cả kích thước khối u) và sức khỏe của người bệnh.

Nếu khối u nhỏ thì có thể phẫu thuật để loại bỏ. Nếu khối u lớn hay ở giai đoạn muộn, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng để làm thu  nhỏ khối  u trước khi phẫu thuật để giảm tái phát.

Việc từ bỏ thuốc lá trước khi điều trị có thể giúp cải thiện kết quả điều trị.

Các biến chứng của ung thư môi

Nếu không được điều trị, khối u tại môi có thể di căn đến các phần khác của miệng và lưỡi cũng như các bộ phận xa hơn và gây khó khăn trong điều trị.

Ngoài ra, việc điều trị ung thư môi có thể gây cản trở những sinh hoạt bình thường và gây ra mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Những người phải phẫu thuật loại bỏ khối u trên môi thường gặp khó khăn khi nói chuyện, nhai, nuốt.

Phẫu thuật cũng có thể gây ra những biến dạng trên môi và mặt. Một số  người cần phải được điều trị với cả những nhà trị liệu về giọng nói để cải thiện khả năng nói chuyện hoặc bác sỹ phẫu thuật tạo hình để chỉnh lại thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Một số tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị bao gồm:

  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Giảm vị giác
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tê ở bàn tay, bàn chân
  • Thiếu  máu nặng
  • Sút cân
  • Khô da
  • Đau họng
  • Thay đổi vị giác
  • Nhiễm trùng
  • Viêm màng nhầy trong miệng

Triển vọng điều trị

Ung thư môi hoàn toàn có thể chữa khỏi  được. Nguyên nhân là do môi là cơ quan rất dễ nhìn thấy được tổn thương và có thể phát hiện được bệnh sớm, điều trị kịp thời. Tỷ lệ sống sót mà không tái phát bệnh sau 5 năm là trên 90%.

Nếu bạn đã từng bị ung thư môi trong quá khứ thì nguy cơ mắc một số bệnh ung thư khác của bạn sẽ tăng lên như ung thư đầu, cổ hay miệng. Sau khi kết thúc điều trị bệnh ung thư môi, bạn nên đi khám bác sỹ định kỳ  để kiểm tra tình hình sức khỏe thường xuyên.

Phòng bệnh ung thư môi

Ung thư môi có thể phòng tránh được bằng cách tránh hút các loại thuốc lá, hạn chế tiêu thụ quá nhiều rượu, hạn chế tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt không nên sử dụng giường nhuộm da.

Ths. Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm