Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch

Những thói quen tưởng như không có ảnh hưởng lớn nhưng nó lại khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu và giảm khả năng chống lại bệnh tật.

Không ngủ đủ giấc

Khi bạn ngủ, hệ miễn dịch sẽ tìm ra cách tốt nhất để tấn công những vi khuẩn, virus và các tác nhân mới. Theo tạp chí Sinh lý học châu Âu Plugers Archiv nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không có khả năng chống lại bệnh tật một cách hiệu quả. Chỉ ngủ 6 tiếng một ngày có thể cản trở cơ thể đáp ứng với vaccin, và những nghiên cứu khác còn cho thấy thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể khó chống lại bệnh cảm lạnh. Ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cho bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Ngồi cả ngày

Ít tập thể dục có thể khiến bạn bị ốm lâu hơn. Theo Tạp chí Y học thể thao Anh, 42% những người tập luyện 1 lần/ tuần bị viêm đường hô hấp trên, và bệnh nhanh khỏi hơn ở những người tập luyện trên 5 lần/ tuần. Những người có lối sống tĩnh tại cũng có các triệu chức nặng hơn. Vì vậy, bạn nên tập luyện các bài tập có cường độ vừa phải mỗi ngày, ví dụ như đi bộ nhanh.

Bạn cảm thấy cô đơn

Theo một nghiên cứu được đăng trên tờ Proceedings của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, sự cô đơn sẽ làm cơ thể bạn vào khủng hoảng. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 5 năm, chỉ ra những người cảm thấy cô đơn thì hóc-môn norephedrin trong cơ thể tăng cao hơn. Trong thời gian khủng hoảng, norephedrin sẽ làm tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu chống lại vết thương. Nhưng quá trình này sẽ dập tắt một phần khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, đừng nằm dài một mình trên ghế mà hãy rủ một người bạn đi uống cà phê hoặc tìm sự hỗ trợ từ một người thân yêu.

Bạn luôn luôn căng thẳng

Áp lực về hạn chót của công viện sẽ không gây ra thiệt hại lớn nhưng nếu bạn bị căng thẳng ngay cả những giờ không ở cơ quan, bạn có thể dễ bị bệnh. Căng thẳng từ một sự kiện đặc biệt cùng với đáp ứng của hệ miễn dịch sẽ đặt sự phòng thủ của cơ thể trước nhiễm trùng hoặc chấn thương, nhưng nó có thể gây viêm vì căng thẳng mạn tính làm tàn phá hệ miễn dịch. Ví dụ, những người bị căng thẳng kéo dài có nguy cơ cao bị cảm lạnh hơn những người khác.

Bạn ăn những chất béo “xấu”

Những chất béo bão hòa bắt hệ miễn dịch phải làm việc quá sức, gây ra viêm. Mặt khác, theo một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ, những chất béo không bão hòa như các acid béo omega-3 lại có khả năng chống viêm và kiểm soát một số protein giúp cơ thể phát hiện mầm bệnh. Vì vậy, hãy thay đổi những chất béo bão hòa bằng các thức ăn chứa nhiều omega-3 như cá hồi, hoặc nấu ăn bằng dầu thực vật thay vì dùng mỡ động vật.

Bạn uống kháng sinh khi có dấu hiệu đầu tiên của viêm họng

Kháng sinh làm phá vỡ cuộc chiến tự nhiên giữa hệ miễn dịch và vi khuẩn của cơ thể. Theo tạp chí Human Genetics Hoa Kỳ, những nghiên cứu trên chuột cho thấy kháng sinh có thể làm giảm một số bạch cầu chống lại bệnh tật và các phân tử là các protein tăng cường tín hiệu miễn dịch. Cơ thể có thể chống lại bệnh tật nhanh hơn nếu bạn uống thuốc nhưng khi sử dụng thuốc quá nhiều thì hệ miễn dịch sẽ dễ bị tổn thương hơn. Nếu có thể, bạn nên để cơ thể tự chống lại bệnh tật khi bệnh chưa đến mức độ phải dùng thuốc.

Hệ miễn dịch của bạn tình của bạn không tốt

Nếu bạn tình của bạn có hệ miễn dịch không tốt, bạn cũng có thể phải chịu chung số phận. Một nghiên cứu trên tạp chí Nature Immunology cho thấy những cặp đôi sống cùng nhau có ít hơn 50% biến đổi về hệ thống miễn dịch so với một người tương đồng trong dân số. Các tác giả cũng kết luận rằng những người sống chung sẽ có cùng một môi trường và những thói quen tương tự.

Uống nhiều rượu

Rượu sẽ áp chế hệ thống miễn dịch của bạn. Uống rượu kéo dài sẽ làm giảm hiệu quả của các tế bào bạch cầu chống lại vi khuẩn có hại và khiến cơ thể giảm khả năng sản xuất các tế bào nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Thậm chí sau một ngày bạn uống rượu thì cơ thể vẫn yếu hơn trong việc chống lại nhiễm trùng.

Thừa cân

Cân nặng hợp lí không chỉ khiến bạn trông cân đối mà nó còn bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Béo phì có thể làm thay đổi số lượng bạch cầu của cơ thể. Mỡ bụng và mỡ xung quanh các tạng có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nhiều hơn là tác động của tổng lượng mỡ.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm