Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo để sống chung với huyết khối tĩnh mạch sâu

Lối sống tĩnh tại cùng với việc ngồi làm việc cả ngày đặt bạn vào nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh, hãy thử áp dụng những mẹo dưới đây nhé.

Mẹo để sống chung với huyết khối tĩnh mạch sâu

Duy trì sự tỉnh táo khi đi máy bay

Trong một chuyến bay dài, bạn nên tránh sử dụng rượu và thuốc ngủ. Bạn cần thức giấc đủ để giữ các cơ chuyển động đảm bảo tuần hoàn máu tốt. Tỉnh dậy và đi lại xung quang mỗi 1 hoặc 2 giờ. Khi bạn ngồi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế. Đừng vắt chéo chân bởi nó sẽ làm giảm lưu thông máu.

Chuẩn bị trước khi đi du lịch

Nên mặc quần áo nhẹ, rộng rãi và thoải mái. Tránh bất kì những vật dụng nào có thể làm cản trở tuần hoàn. Bạn cũng nên uống nhiều nước. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn uống thêm bất kì thuốc nào trong hành trình của bạn.

Vận động khi ngồi

Bất cứ khi nào bạn ngồi, hãy cố gắng thường xuyên cử động bàn chân và các cơ ở cẳng chân. Ví dụ như: để bàn chân của bạn phẳng dưới sàn nhà. Nâng các ngón chân trong không khí nhưng vẫn để gót chân chạm đất, giữ như vậy trong 3 giây. Sau đó làm ngược lại: giữ ngón chân chạm đất và nâng gót chân lên, giữ 3 giây.

Xoay tròn mắt cá chân

Một bài tập nhỏ khác có thể áp dụng khi bàn ngồi trong phòng chờ hoặc ở rạp chiếu phim đó là nhấc chân khỏi sàn nhà và xoay các ngón chân vòng tròn trong không khí. Thực hiện 15 giây theo một hướng sau đó đảo ngược lại. Làm tương tự với chân bên kia hoặc bạn có thể thực hiện cả 2 chân cùng lúc.

Nghỉ giải lao

Đừng sử dụng cả ngày ở bàn làm việc. Hãy đặt nhắc nhở ở máy tính hoặc điện thoại của bạn mỗi 1-2 giờ. Khi đó bạn nên đứng dậy và đi lại xung quanh vài phút. Cứ thực hiện như vậy đều đặn trong ngày. Khi giải lao bạn cũng có thể kéo dãn cẳng chân và bàn chân, di chuyển xung quanh chỗ ngồi.

Sử dụng tất áp lực

Bác sĩ có thể khuyến cáo bạn sử dụng tất áp lực để ngăn ngừa huyết khối. Nó đặt một áp lực nhỏ lên bàn chân và cẳng chân của bạn, giúp tăng cường lưu thông máu. Nếu bạn không thích sử dụng một đôi tất riêng biệt, đừng từ bỏ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để áp dụng những phương pháp khác. Bạn nên sử dụng tất có kích cỡ phù hợp cũng như áp lực vừa phải. Tất áp lực có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn.

Di chuyển

Thường xuyên hoạt động thể lực là cách tốt nhất để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu. Nó giúp tăng cường lưu thông máu và ngăn chặn phù, ứ dịch. Tập luyện còn giúp bạn duy trì cân nặng hợp lí, cũng sẽ làm giảm nguy cơ. Bên cạnh đó, nó có thể cải thiện chức năng phổi, đặc biệt là nếu bạn đã từng bị nhồi máu phổi.

Hãy đến bác sĩ kiểm tra trước khi bạn bắt đầu một thói quen mới. Rất nhiều người bắt đầu từ từ với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ và bơi.

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn hút thuốc, thì giờ chính là lúc để từ bỏ. Khối thuốc làm thu hẹp dòng chảy của máu và làm tăng nguy cơ huyết khối. Hãy thảo luận với bác sĩ để có cách bỏ thuốc dễ dàng hơn, ví dụ như sử dụng miếng dán hoặc một số thuốc kê đơn.

Hãy cảnh giác với hiện tượng chảy máu

Thuốc chống đông có thể cần thiết sau khi được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng chúng có thể khiến cho những vết đứt chảy máu nhiều hơn. Thay bì cạo râu bằng dao lam, hãy sử dụng dao điện. Cẩn thận khi sử dụng bấm móng tay, dao, kéo và những vật sắc nhọn. Bạn cũng nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm và chỉ nha khoa, bởi chúng sẽ ít gây chấn thương ở miệng. Hỏi ý kiến bác sĩ về những việc bạn nên cũng như không nên làm khi sử dụng thuốc chống đông.

Thư giãn

Bạn không nên quá căng thẳng khi được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Đừng lo lắng, nhiều người bị huyết khối tĩnh mạch sâu không bị tái phát, đặc biệt là nếu họ tuân thủ kế hoạch điều trị. Đồng thời, các yếu tố nguy cơ của bạn cũng giảm đi theo thời gian. Bạn càng sống lành mạnh thì nguy cơ của bạn càng giảm. Hít thở sâu hoặc các hình thức khác của thiền có thể làm bạn giảm bớt phiền muộn, lo lắng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết huyết khối tại các vị trí khác nhau trên cơ thể

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm