Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Virus HPV và những điều cần biết

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới mắc phải các bệnh lây truyền do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Chính sự chủ quan của người lớn trong chăm sóc con trẻ từ khi còn là thai nhi cho tới khi được sinh ra là nguyên nhân dẫn đến việc lây nhiễm virus HPV ở trẻ em

Human Papilloma Virus (HPV) là gì

HPV là loại virus có khả năng lây lan qua tiếp xúc qua da ở vùng sinh dục hay qua lớp màng nhầy niêm mạc, hoặc chất dịch cơ thể đã bị nhiễm bệnh. HPV có thể lây lan qua lớp da bên ngoài và cả lớp niêm mạc trơn ẩm ở miệng, trực tràng, hậu môn và cơ quan sinh dục nam và nữ.

Có hơn 100 loại virus HPV. Một số loại gây nên mụn cóc ở khu vực như bàn tay hay bàn chân. Những loại khác chủ yếu là HPV 6 và HPV 11 gây mụn cóc sinh dục. HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Đối với một số người, HPV có thể được loại bỏ hoàn toàn khi được điều trị. Tuy nhiên, với một số đối tượng khác, một khi đã bị nhiễm HPV thì virus sẽ tồn tại trong cơ thể, có nghĩa là người đó có khả năng truyền virus cho người khác, ngay cả khi không xuất hiện mụn cóc sinh dục.

Mụn cóc sinh dục là gì?

Mụn cóc sinh dục có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, thời gian xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hay vài năm sau khi bị nhiễm virus. Mụn có có thể xuất hiện ở nhiều khu vực quanh hậu môn. Mục cóc sinh dục có dạng phẳng hay dạng lồi, đôi khi trông giống như súp lơ, có thể có màu hồng, nâu hay cùng màu với da. Mụn cóc sinh dục có thể biến mất sau một thời gian hay tái phát lại nhiều lần trong đời.

Hình ảnh sùi mào gà do virus HPV

HPV lây truyền qua con đường tiếp xúc trực tiếp với virus

HPV có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da sinh dục mng virus. Ở người lớn, HPV thường bị lây truyền khi có quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus. Bệnh do virus HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến 75% những người có hoạt động tình dục trong suốt cuộc đời. Sử dụng bao cao su trong khi quan hệ có thể bảo vệ một số khu vực da sinh dục khỏi việc nhiễm HPV.

Khi trẻ em đối tượng chưa từng quan hệ tình dục bị phát hiện nhiễm HPV, tìm ra nguyên nhân không phải luôn luôn dễ dàng. Do bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp qua da nên có thể thống kê một số cách lây truyền HPV cho trẻ em như sau:

  • Người mẹ mang thai bị nhiễm HPV có thể lây cho đứa trẻ qua đường máu dây rốn trước khi sinh hay qua đường âm đạo trong khi sinh.
  • Trẻ bị mụn cóc ở tay có thể truyền virus này cho bộ phận sinh dục khi chạm vào.
  • Người chăm sóc trẻ khi bị mụn cóc ở tay hay ở bộ phận sinh dục có thể truyền virus do tiếp xúc da trực tiếp với tay hay bộ phận sinh dục của đứa trẻ.
  • HPV ngoài ra cũng có thể truyền qua tiếp xúc da của người bệnh với bộ phận sinh dục của đứa trẻ khi bị lạm dụng tình dục.
  • HPV rất hiếm khi lây qua tiếp xúc với đồ vật. Nhưng nếu một người có mụn cóc sinh dục sử dụng một chiếc khăn mặt rồi đưa cho trẻ sử dụng cùng chiếc khăn mặt đó, trẻ có thể bị nhiễm virus.

Chẩn đoán nhiễm virus HPV và mụn cóc sinh dục

Với trẻ em, các bác sỹ thường phải thận trọng và kỹ lưỡng khi chẩn đoán nếu trẻ bị nhiễm HPV. Trẻ em khi bị nhiễm loại virus này kèm xuất hiện mụn cóc sinh dục sẽ cần tiến hành những biện pháp kiểm tra y khoa toàn bộ như sau:

  • Kiểm tra cơ thể trẻ và quan sát hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ.
  • Hỏi cha mẹ nếu họ đã từng bị nhiễm HPV, mụn cóc sinh dục hay thông thường.
  • Hỏi xem liệu người mẹ đã từng có kết quả xét nghiệm Pap bất thường (là test chỉ định nhiễm HPV).
  • Bác sỹ sẽ thăm khám nếu đứa trẻ có bất kỳ biểu hiện nào của việc bị lạm dụng tình dục.

Xét nghiệm virus HPV

Không có test xét nghiệm thường quy dành cho HPV. Các bác sỹ thường tiến hành kiểm tra phát hiện virus trực tiếp, nhưng test này thường được khuyến cáo do HPV hiện nay đã trở nên phổ biến.

Test tìm ra chủng loại HPV bị nhiễm sẽ không cho bạn thêm bất kỳ thông tin thêm nào về việc khi nào và bằng cách nào bạn hoặc con bạn bị nhiễm bệnh. Xét nghiệm này chủ yếu để phát hiện ra sự hiện diện của một số chủng virus có nguy cơ cao gây ung thư.

Quan sát sự bất thường ở tử cung

Đối với phụ nữ và trẻ em gái đã qua giai đoạn dậy thì, bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm PAP và soi cổ tử cung để phát hiện nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Những khu vực có những thay đổi nhỏ sẽ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Để thực hiện test PAP, bác sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung. Các tế bào sau đó được quan sát dưới kính hiển vi. Đối với test soi cổ tử cung, bác sỹ dùng một loại kính hiển vi đặc biệt để quan sát mọi khu vực của cổ tử cung và âm đạo.

Điều trị nhiễm mụn cóc sinh dục

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm mụn cóc sinh dục, bác sỹ sẽ căn cứ trên kết quả thăm khám cụ thể và tình trạng bệnh nhân để quyết định liệu pháp điều trị thích hợp nhất. Có nhiều lựa chọn điều trị đối với mụn cóc sinh dục, một số phương pháp tỏ ra có hiệu quả hơn các phương pháp khác, tuy nhiên một vài phương pháp có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như gây đau đớn dữ dội. Lựa chọn phương pháp nào phù hợp thường phụ thuộc vào số lượng, vị trí và kích thước của mụn cóc, cả giá thành điều trị và những tác dụng phụ của phương pháp đó.

Thông thường, mụn có sinh dục có thể được điều trị bằng một số loại gel hoặc kem bôi như: Imiquimod (Aldara); Podofilox; Tricholoracetic acid (TCA) hay bichloroacetic acid (BCA)

Ngoài ra, mụn cóc có thể được điều trị bằng nito lỏng (cryotherapy) hay bằng phẫu thuật.

Phương pháp dùng nito lỏng sử dụng nito ở nhiệt độ rất thấp để bôi trên bề mặt mụn cóc. Liệu pháp này được tiến hành nhanh chóng nhưng có thể gây đau đớn do nito lỏng làm da bị phồng rộp và đóng vảy. Khi vảy trên da mất đi thì các mụn cóc cũng sẽ biến mất. Đôi khi phương pháp này không có hiệu quả, cần liệu pháp thay thế hay điều trị lặp lại.

Trong một số ít trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ mụn cóc.

Lưu ý rằng, mụn cóc có thể biến mất và xuất hiện trở lại. Nếu không được điều trị, mụn cóc sinh dục có thể tự biến mất hoặc tồn tại trong vài năm. Ngay cả khi được điều trị, mụn cóc vẫn có thể quay trở lại.

Mụn cóc sinh dục và bệnh ung thư

Có nhiều loại HPV và loại virus HPV gây mụn cóc sinh dục thì thường được coi là ít có nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, một người có thể bị nhiễm nhiều loại HPV cùng một lúc, ngoài ra chúng cũng dẫn tới ung thư âm đạo, ung thư dương vật…Hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể phát hiện được toàn bộ các chủng virus HPV.

Tiêm vaccin để phòng bệnh do HPV gây ra

Hiện nay trên thị trường có một loại vaccine tên gọi là Gardasil đang được sử dụng để phòng bệnh do HPV gây ra, cho đối tượng trẻ em gái đang ở độ tuổi đi học và nữ trưởng thành dưới 26 tuổi. Vaccine này tạo ra miễn dịch với hai chủng virus có liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung và hai chủng có thể gây mụn cóc sinh dục là HPV type 6, 11, 16 và 18.

Vaccin này gồm 3 liều được tiêm trong vòng 6 tháng. Trẻ em gái từ 9 tuổi trở lên và phụ nữ dưới 26 tuổi chưa có quan hệ tình dục được khuyến cáo nên tiêm loại vaccine này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: HPV ở miệng những điều bạn cần biết

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm