Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Nếu mới được chẩn đoán bệnh và chưa thực sự hiểu rõ về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường, bạn có thể xem mô hình tháp dinh dưỡng trong bài viết sau để có cái nhìn tổng quan hơn.

Tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Có chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Nhìn chung, tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn biết mình nên ăn bao nhiêu loại thực phẩm mỗi ngày. Theo Hiệp hội Đái tháo đường và Hiệp hội Dinh dưỡng (Mỹ), tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường được chia thành 6 nhóm chính.

Theo đó, các thực phẩm ở phần đáy (phần rộng hơn) nên được ăn với khẩu phần lớn hơn. Trong khi đó, các thực phẩm ở phần đỉnh (phần hẹp hơn) nên được ăn ít hơn như trong infographic dưới đây:

Tuy nhiên, ngày càng nhiều chuyên gia, bác sỹ không đồng ý với mô hình tháp dinh dưỡng truyền thống này. Họ chỉ ra rằng các thực phẩm giàu carbohydrate đang chiếm phần quá lớn trong chế độ ăn thường ngày của người bệnh đái tháo đường.

Thay vào đó, nhiều bác sỹ nội tiết, những người có kinh nghiệm điều trị đái tháo đường lâu năm đánh giá cao chế độ ăn LCHF (low-carb, high-fat), hay chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa việc bổ sung ít carbohydrate, tăng cường các chất béo lành mạnh có thể giúp hỗ trợ giảm cân, giảm kháng insulin hiệu quả. Do carbohydrate có thể phân hủy thành đường trong cơ thể, ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến sau ăn.

Tháp dinh dưỡng truyền thống cũng khuyên bạn nên hạn chế tất cả các thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung các loại chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe tim mạch. Do đó, những thực phẩm này nên được bổ sung nhiều hơn trong tháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường.

Dưới đây là tháp dinh dưỡng mới cho người bệnh đái tháo đường, được truyền cảm hứng từ tháp dinh dưỡng Pegan của TS. Mark Hyman (người Mỹ):

Nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 đã thực hiện theo tháp dinh dưỡng mới, kết hợp với phương pháp nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để biết tháp dinh dưỡng mới có phù hợp với mình hay không.

Một vài lời khuyên người bệnh đái tháo đường nên thực hiện để có chế độ ăn lành mạnh hơn:

- Chú ý không ăn quá nhiều trái cây vì chúng vẫn chứa khá nhiều đường.

- Các loại rau củ không chứa tinh bột như rau chân vịt, cà rốt, bông cải xanh… là lựa chọn tốt cho người bệnh đái tháo đường.

- Nên nhớ, ăn ít carbohydrate không có nghĩa là bạn cần loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần thay các loại bánh mì trắng, gạo trắng, bún, miến, phở… nhiều tinh bột thành các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt quinoa… trong khẩu phần cho phép.

- Với các thực phẩm giàu protein, người bệnh đái tháo đường nên chọn ăn các loại cá béo từ 2 - 3 lần/tuần. Bạn cũng nên chọn ăn thịt nạc, bỏ mỡ, bỏ da để tránh chất béo “xấu”.

Một chế độ ăn lành mạnh là cần thiết, đây là điều người bệnh đái tháo đường nào cũng biết. Nhưng có thể bạn chưa biết, nếu kết hợp từ sớm với giải pháp hỗ trợ từ sản phẩm thảo dược, đặc biệt là một số loại như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá, đường huyết sẽ dễ giảm và ổn định tốt hơn.

Một số người bệnh đái tháo đường do tính chất công việc có những bữa ăn uống chưa được hợp lý. Trong trường hợp này, sử dụng giải pháp hỗ trợ từ tháo dược càng trở nên quan trọng trong công cuộc kiểm soát đường huyết của bạn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Trẻ ăn quá nhiều đường có thể gây ra bệnh đái tháo đường?

Vi Bùi H+ (Theo Sepalika) - Theo Heathplus
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

Xem thêm