Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mất khứu giác: dị ứng theo mùa hay triệu chứng COVID-19?

Bạn nhận thấy mình không còn ngửi được bất cứ mùi hương nào. Bạn đang băn khoăn không biết đây là dấu hiệu của dị ứng theo mùa hay COVID-19? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dị ứng theo mùa là gì?

Không phải tất cả mọi người đều bị dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, đối với những người gặp phải tình trạng này, họ thường có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức so với những người khác. Khi hệ thống miễn dịch của họ phát hiện ra một chất gây dị ứng, như phấn hoa hoặc mạt bụi, nó thường có phản ứng “thái quá” so với những người khác bằng cách tạo ra nhiều hơn các kháng thể được gọi là immunoglobulin E (IgE). Những kháng thể này kích hoạt sự giải phóng các hợp chất khác nhau trong cơ thể, đặc biệt nhất là "histamine", gây ra các triệu chứng dị ứng theo mùa phổ biến, bao gồm sổ mũi, tắc nghẽn và ngứa mắt chảy nước. Các triệu chứng dị ứng này không xảy ra quanh năm vì phấn hoa thường chỉ có nhiều trong không khí tại một số thời điểm nhất định trong năm, thường là từ tháng 2 đến tháng 8.

Tại sao dị ứng theo mùa xảy ra – và chỉ đối với một số người?

Dị ứng theo mùa có thể phổ biến, nhưng hầu hết mọi người không tìm cách điều trị nó. Chỉ có một trong mười người Mỹ bị dị ứng theo mùa đủ nghiêm trọng để cần phải gặp bác sĩ chẩn đoán.

Khuynh hướng di truyền dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có bị dị ứng theo mùa không, đặc biệt là khi bạn có một hoặc cả hai cha mẹ có tiền sử dị ứng này.

Tuy nhiên, kể cả khi cả cha và mẹ của bạn bị dị ứng theo mùa, bạn vẫn có thể có cơ hội không gặp phải tình trạng này.

Tình trạng dị ứng này có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt cuộc đời. Qua thời gian, chúng có thể cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang gây ra sự gia tăng nhiệt độ và nồng độ CO2 đã được chứng minh là làm cho mùa phấn hoa dài hơn và nhiều hơn mỗi năm. Nhiều phấn hoa hơn đồng nghĩa với việc triệu chứng dị ứng ở những người mắc thường sẽ kéo dài hơn và có thể nghiêm trọng hơn.

Mất khứu giác do dị ứng

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho, khó thở, mệt mỏi và chảy nước mắt là những triệu chứng dị ứng theo mùa phổ biến nhất. Có tới 50% những người bị viêm mũi dị ứng có thể bị rối loạn mùi hương với tỷ lệ mất khứu giác lên đến 25%. Điều này thường được gây ra bởi tắc nghẽn mũi hoặc viêm dẫn đến ngăn chặn khả năng tiếp cận của các hạt mùi tới được biểu mô khứu giác. Histamine được đề cập ở trên có thể dẫn đến viêm, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên trong mũi giúp chúng ta có thể ngửi được. Dị ứng cũng có thể gây viêm xoang và điều này có thể khiến các khoang này chứa đầy chất nhầy và điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác của bạn.

Mất khứu giác do COVID-19

Có một vài sực khác biệt giữa mất khứu giác do dị ứng theo mùa và do COVID-19.

Triệu chứng chỉ có ở COVID-19: Sốt, đau nhức co, các vấn đề về tiêu hóa, như nôn, tiêu chảy và buồn nôn.

Triệu chứng chỉ có ở dị ứng theo mùa: Ngứa, chảy nước mắt và chảy nước mũi.

Triệu chứng có thể có ở cả dị ứng theo mùa và COVID-19: Mệt mỏi, ho, nghẹt mũi.

Và thường thì, mất khứu giác do COVID-19 sẽ bị mất hoàn toàn, trong khi đó, mất khứu giác do dị ứng theo mùa thì thường mất một phần. Bên cạnh đó, COVID-19 thường đi kèm với mất vị giác.

Làm thế nào để ngăn mất khứu giác do dị ứng theo mùa?

Có rất nhiều loại thuốc điều trị triệu chứng được bán trên thị trường, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

Dưới đây là những thay đổi trong lối sống mà bạn có thể phòng ngừa và làm giảm những tác nhân gây dị ứng:

  • Đóng cửa sổ vào mùa phấn hoa.
  • Hạn chế đi tới những khu vực có nhiều chất gây dị ứng trong không khí, đặc biệt là cuối buổi sáng và đầu giờ chiều.
  • Tắm, thay quần áo và rửa mặt sau khi ra ngoài.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Không hút thuốc lá.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh dị ứng theo mùa

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo The Healthy) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm