Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tập thể dục bao lâu mỗi ngày để giảm cân

Tập thể dục là một trong những biện pháp giúp giảm cân hiệu quả, nhưng cần tập trong bao lâu mỗi ngày?

1. Vai trò của tập thể dục với sức khỏe 

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2chống béo phì, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị trầm cảm...

BS. Nguyễn Trọng Thuỷ - Chuyên gia Y học thể thao, nguyên bác sĩ Đội tuyển Quốc Gia và U23 Việt Nam cho biết, chỉ cần giữ thói quen đi bộ hàng ngày cũng đủ để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mục tiêu cụ thể hơn như cải thiện sức khỏe tim mạch hoặc giảm cân, thì cần tập thể dục thường xuyên với cường độ tập luyện cao hơn.

photo-1692284685987

Tập thể dục mỗi ngày có lợi cho sức khỏe.

2. Nên tập thể dục trong bao nhiêu lâu để giảm cân?

BS. Nguyễn Trọng Thuỷ cho hay, thời gian để giảm cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ thừa cân hiện tại, chế độ ăn uống, cường độ vận động và tình trạng sức khỏe chung. Trung bình, việc giảm 0,5-1kg mỗi tuần, được coi là an toàn và hiệu quả.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên tập ít nhất 150 phút tập thể dục vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục mạnh mẽ mỗi tuần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện có kháng trở giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện sức khỏe xương và tăng cường sức mạnh. Tập thể dục aerobic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm cân.

Đối với người mới bắt đầu, mỗi buổi tập kéo dài từ 20-30 phút là phù hợp. Người có kinh nghiệm hoặc muốn tăng cường có thể tập từ 45-60 phút mỗi buổi. Tần suất ít nhất 3-5 lần mỗi tuần.

Tập thể dục bao lâu mỗi ngày để giảm cân? - Ảnh 3.

Nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần để giảm cân.

BS. Nguyễn Trọng Thủy khuyên những người muốn giảm cân nên thực hiện các bài tập:

Bài tập erobic: 

  • Chạy bộ: Giúp đốt cháy calo, tăng cường tim mạch.

  • Đạp xe: Tốt cho tim và hệ cơ.

  • Bơi lội: Tập toàn bộ cơ thể và giảm tải trọng lượng lên khớp.

Tập luyện sức đề kháng (tập từ 2-3 lần mỗi tuần):

  • Đẩy ngực, đẩy tạ: Tập cơ ngực, vai và tay.

  • Gập bụng: Tập cơ bụng dưới và trên.

  • Squat: Tập cơ mông, đùi và bắp chân.

Bài tập linh hoạt (ít nhất 2-3 lần mỗi tuần):

  • Yoga: Tăng cường sự linh hoạt, tập trung và giảm căng thẳng.

  • Pilates: Tăng cường cơ lõi và sự linh hoạt.

Tập luyện có kháng trở giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện sức khỏe xương và tăng cường sức mạnh. Tập thể dục aerobic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm cân.

Để đạt được hiệu suất tốt nhất, nên kết hợp giữa tập thể dục aerobic và tập luyện sức đề kháng. Đồng thời, không nên quên việc duy trì sự linh hoạt thông qua bài tập linh hoạt. Luôn tập luyện đúng kỹ thuật để tránh chấn thương và đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Trọng Thủy, điều quan trọng là phải duy trì cân nặng sau khi đã giảm cân. Do đó, khi đã đạt được mục tiêu giảm cân, cần tiếp tục tập thể dục để đảm bảo không bị tăng cân trở lại.

Theo đó nên thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh để tăng cơ bắp, giúp cải thiện tốc độ trao đổi chất của cơ thể. 

Việc giảm cân hiệu quả đòi hỏi sự kiên trì, định hướng và sự cân nhắc đúng đắn về chế độ ăn uống và tập luyện. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia thể thao hoặc bác sĩ dinh dưỡng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 nguyên nhân khiến tập thể dục không giảm cân?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm