Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn nên làm gì để hết ho?

Để điều trị ho tốt nhất, bạn cần tìm đúng nguyên nhân gây ra ho. Một số biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm súc miệng bằng nước muối, uống mật ong... Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không giúp ích, bạn có thể tìm đến các loại thuốc kê đơn và không kê đơn.

Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm ho. Tuy nhiên, bạn nên được thăm khám bởi bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Ho kéo dài hoặc tái phát
  • Cảm thấy khó thở
  • Ho có máu hoặc chất nhầy màu vàng xanh
  • Họ kèm theo sốt hoặc đau đầu
  • Ho tạo ra tiếng thở khò khè hoặc tiếng rít khi thở

Dưới đây là các cách chữa ho tự nhiên mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

1. Mật ong

Theo nghiên cứu, mật ong có thể làm giảm ho. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu để xem xét tác dụng của việc sử dụng mật ong để điều trị ho đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Họ phát hiện ra rằng mật ong vượt trội hơn so với cách chăm sóc thông thường, cả trong việc giảm ho và giúp ngăn ngừa nhu cầu dùng kháng sinh.

Một nghiên cứu khác đã so sánh mật ong với dextromethorphan, một loại thuốc giảm ho phổ biến. Cả mật ong và dextromethorphan đều có tác dụng giảm ho. Bạn có thể áp dụng phương thuốc này bằng cách nuốt một thìa mật ong hoặc thêm nó vào đồ uống nóng, chẳng hạn như trà thảo dược.

Đọc thêm thông tin tại: Viêm phổi: Ăn gì và không nên ăn gì?

2. Gừng

Gừng có thể làm giảm ho khan hoặc hen suyễn vì nó có đặc tính chống viêm. Đồng thời gừng cũng có tác dụng giảm buồn nôn và giảm đau. Từ lâu gừng đã góp mặt trong nhiều bài thuốc trị ho cổ truyền ở phương Đông. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gừng cùng với các phương thuốc khác, bao gồm cả mật ong, đã đóng một vai trò lâu dài trong các loại thuốc truyền thống. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn hoặc pha trà uống.

3. Đồ uống nóng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra uống đồ uống nóng có thể làm giảm ho, sổ mũi và hắt hơi. Triệu chứng thường thuyên giảm ngay lập tức và duy trì trong một thời gian dài sau khi uống xong đồ uống nóng. Đồ uống nóng có thể làm giảm ho bao gồm:

  • Nước lọc ấm
  • Trà thảo mộc hoặc trà xanh ấm
  • Nước ép trái cây ấm

4. Xông hơi

Xông hơi có thể làm giảm ho, đặc biệt là nếu bạn bị ho có đờm. Để thử phương pháp này, bạn có thể tắm nước nóng, tắm bồn hoặc xông hơi trong ít nhất vài phút. Khi xông hơi, bạn có thể thêm các loại thảo mộc hoặc tinh dầu, chẳng hạn như bạch đàn hoặc hương thảo. Những loại tinh dầu này có thể giúp giảm tắc nghẽn.

5. Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp rất dễ làm và được áp dụng trong 1 thời gian dài để giúp giảm đau họng và các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường. Để súc miệng bằng nước muối hiệu quả, hãy áp dụng những cách sau:

  • Khuấy 1/2 muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm cho đến khi tan hoàn toàn
  • Để dung dịch nguội một chút trước khi dùng
  • Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối trên, giữ trong họng 1 lúc trước khi nhổ ra
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày đến khi cơn ho được cải thiện

Đọc thêm thông tin tại: 13 loại thực phẩm chống viêm tốt nhất

6. Nước ép dứa

Nước ép dứa chứa bromelain, là một loại enzyme có nguồn gốc từ dứa, có nhiều nhất trong lõi của quả dứa. Nó có đặc tính chống viêm và làm tan chất nhầy. Một số người uống nước ép dứa hàng ngày để giảm chất nhầy trong cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên, có thể không có đủ bromelain trong nước trái cây để làm giảm các triệu chứng này. Chất bổ sung bromelain có sẵn và có thể hiệu quả hơn trong việc giảm ho. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Thay đổi chế độ ăn uống khi bị trào ngược axit

Trào ngược axit là nguyên nhân phổ biến gây ho. Tránh các loại thực phẩm có thể kích hoạt trào ngược axit là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này và giảm ho kèm theo. Các loại thực phẩm và đồ uống thường gây trào ngược axit nhất bao gồm:

  • rượu bia
  • cafein
  • socola
  • cam quýt
  • thực phẩm chiên rán
  • tỏi và hành tây
  • cây bạc hà
  • gia vị và thức ăn cay
  • cà chua và các sản phẩm từ cà chua

8. Men vi sinh

Probiotics không trực tiếp làm giảm ho, nhưng chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách cân bằng vi khuẩn trong ruột. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ho. Theo một nghiên cứu cũ hơn được công bố vào năm 2013, một loại lợi khuẩn có tên là Lactobacillus có lợi trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thông thường.

Khi bạn bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu do đau họng có thể khiến bạn khó uống hoặc ăn. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra những thực phẩm tốt nhất để ăn và uống khi bạn bị đau họng và những thực phẩm bạn cần tránh. Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị viêm amidan tư vấb bởi các chuyên gia đầu ngành.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

Xem thêm