“Sữa vàng” là thức uống tuyệt vời?
Trên thế giới, các quán café đang kinh doanh một loại đồ uống không caffeine với tên gọi “sữa vàng”. Cũng được biết đến như “latte nghệ”, chất oxy hóa này chứa nghệ, gừng, hạt tiêu đen và sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa. Là một trong những loại đồ uống “hot” nhất hiện nay, sữa vàng được xem là đồ uống giảm viêm và tăng cường sức khỏe từ đầu đến chân.
Với nỗ lực quảng bá sữa vàng như chất tăng cường sức khỏe, một số người cho rằng loại đồ uống này đem lại các lợi ích như cải thiện tiêu hóa và tăng cường chức năng miễn dịch. Sữa vàng cũng được xem là lá chắn cho lá gan, chống lại bệnh tim, tăng cường giảm cân, giảm căng thẳng và thậm chí chống lại ung thư. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa được kiểm tra trong những nghiên cứu khoa học.
Thành phần của sữa vàng
Thành phần trong sữa vàng thường khá đa dạng, với một số thành phần được thêm vào như dầu dừa và quế. Mặc dù sữa vàng thường được làm từ nghệ khô và gừng, song bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu tươi.
Nghệ
Đã được sử dụng từ lâu trong nền y học ayurvedic và y học truyền thống từ Trung Hoa, nghệ là thành phần chính của bột cà ri. Nghệ chứa curcumin, một hợp chất làm giảm thiểu những tác dụng có hại của oxy hóa - quá trình thoái hóa liên quan tới nhiều bệnh mạn tính (bao gồm bệnh tim và ung thư).
Gừng
Gừng từ lâu cũng được sử dụng như thuốc thảo dược. Được biết đến với tác dụng chống viêm, gừng thường được dùng để giảm các triệu chứng đau do viêm gây nên.
Hạt tiêu đen
Tại sao là hạt tiêu đen? Các nghiên cứu cho thấy piperine (một chất có trong hạt tiêu đen) có thể tăng cường sự hấp thu curcumin. Trên thực tế, các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo dùng thực phẩm bổ sung nghệ phối hợp với piperine.
Sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa
Nếu bạn không thích sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa (hoặc dị ứng với các loại hạt), thử dùng sữa gạo hoặc sữa cây gai.
Làm sữa vàng như thế nào?
Để chuẩn bị sữa vàng, đun nóng 2 cốc sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa ở nhiệt độ trung bình, sau đó cho thêm 1 thìa bột nghệ, nửa thìa gừng và 1 ít hạt tiêu đen. Tiếp tục đun đến khi hỗn hợp nóng già nhưng chưa sôi, sau đó tắt bếp, đậy lại và đợi trong vòng 10 phút.
Để làm ngọt sữa vàng, bạn có thể thêm chất ngọt như mật ong hoặc siro lá phong.
Trong một số trường hợp, sữa vàng được làm bằng cách trộn tất cả các thành phần nói trên tạo thành 1 hỗn hợp mềm mịn, sau đó đun nóng nhưng chưa sôi hỗn hợp trong vòng 5 phút.
Lợi ích của sữa vàng
Cho đến này, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh được các tác dụng của sữa vàng với sức khỏe . Một số nghiên cứu cho rằng cả nghệ và gừng có thể chống lại những vấn đề về sức khỏe.
Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ có thể giúp kiểm soát những tình trạng viêm xương khớp và đái tháo đường. Những kết quả từ nghiên cứu sơ bộ cũng cho rằng chất curcumin có thể giúp cản trở sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Giống như nghệ, gừng cũng giúp kiểm soát viêm khớp. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho rằng gừng có thể làm nhẹ các biểu hiện của bệnh dạ dày và do đó điều trị những tình trạng như say xe và ốm nghén.
Tính an toàn của sữa vàng
Mặc dù thảo dược được sử dụng trong sữa vàng được cho là an toàn khi dùng một lượng nhỏ trong thức ăn, chúng có thể có tác dụng phụ. Ví dụ, liều cao hoặc dùng kéo dài nghệ có thể dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn hoặc tiêu chảy, trong khi gừng có thể kích thích những tác dụng phụ như chướng hơi, ợ nóng và buồn nôn. Những người có bệnh sỏi mật hoặc túi mật không nên dùng nghệ.
Cũng nên chú ý rằng tự điều trị bệnh mạn tính bằng sữa vàng và tránh hoặc trì hoãn sự chăm sóc đúng chuẩn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Khi bào bạn nên uống sữa vàng?
Nhiều fan của sữa vàng cho rằng nhấm nháp vài ngụm trước khi ngủ giúp kích thích sự thư giãn, và chống lại những vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ.
Mặt khác một số người khác uống sữa vàng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cả ngày mà không cần dùng caffeine.
Thay thế sữa vàng
Một sự lựa chọn thay thế khác là bạn có thể vẫn dùng gừng, nghệ và hạt tiêu đen bằng cách thêm vào món khoai tây chiên, súp hoặc các món rau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 loại đồ uống con bạn nên tránh xa
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.