Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 loại thảo mộc cần thiết cho cuộc sống

Các loại tinh dầu có rất nhiều tác dụng, từ việc chăm sóc răng miệng cho đến việc sử dụng như một sản phẩm làm sạch và thậm chí là để chữa bệnh cảm cúm thông thường. Hãy vứt bỏ hết các sản phẩm làm sạch tại nhà có bản chất hóa học với 9 loại tinh dầu cần thiết dưới đây.

9 loại thảo mộc cần thiết cho cuộc sống

Oải hương (lavender)

Tinh dầu hoa oải hương được dùng để hỗ trợ giấc ngủ, thư giãn tinh thần và là một lựa chọn tốt để chữa bệnh đau đầu. Hoa oải hương cũng rất có ích trong việc chữa các tình trạng phát ban trên da, và là một chất diệt khuẩn tốt cho các vết bỏng hoặc vết cắt. Bạn có thể thêm hoa oải hương với một thìa cà phê bột baking soda (không chứa nhôm) để có được một loại bột giặt với mùi thơm sảng khoái. Bạn cũng có thể lưu giữ tinh dầu hoa oải hương trong nhà để làm cho ngôi nhà có hương thơm dễ chịu.

Đinh hương

Đinh hương đã được sử dụng từ rất nhiều thế kỷ trước để làm giảm các cơn đau liên quan đến sâu răng. Đinh hương có thể được coi là một phương pháp điều trị đau răng có giá cả phải chăng vì đinh hương có chứa eugenol. Eugenol là một chất kháng khuẩn và gây tê mạnh, được dùng để giảm đau và diệt vi khuẩn.

Đinh hương cũng có thể được sử dụng để loại bỏ nấm mốc. Thêm 10 giọt dầu đinh hương vào 100ml nước, xịt trực tiếp lên vùng bị nấm mốc và đợi trong ít nhất 1 giờ, sau đó lau sạch. Thật đơn giản phải không?

Chanh

Chanh có chứa các hoạt chất tự nhiên được biết đến với tên là limonene. Chanh có thể được sử dụng như một chất làm sạch tự nhiên trong nhà, và bạn cũng có thể thêm chanh vào dầu dừa rồi sử dụng thay thế như một loại kem đánh răng không chứa chất hóa học.

Để làm các chất xịt cửa kính, làm sạch bếp hoặc nhà tắm, bạn hãy thêm 10 giọt nước chanh vào nước, sau đó đổ vào bình xịt. Bạn cũng có thể thêm chanh vào bột giặt cùng với 1 thìa cà phe baking soda (không chứa nhôm).

Bạc hà

Bạc hà có mùi thơm dễ chịu và có tác dụng làm bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Bạc hà cũng là một lựa chọn tốt, mang đến mùi thơm sảng khoái cho căn nhà của bạn. Bạc hà còn có thể được sử dụng trong nấu nướng để tăng thêm hương vị cho món ăn. Cũng giống như chanh, tinh dầu bạc hà có thể được thêm vào tinh dầu dừa để súc miệng.

Bạc hà cũng là một chất tự nhiên, có tác dụng làm dịu đường ruột vì có chứa menthol, giúp giảm đau bụng, giảm buồn nôn và giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Dầu bạch đàn

Chiết xuất từ cây bạch đàn với thành phần eucalyptol, dầu bạch đàn là một chất chống viêm, chống co thắt, chất sát trùng, kháng khuẩn và thông mũi.

Eucalyptus cũng được sử dụng để làm lành các vết chích đốt, vết thương hở (pha loãng tinh dầu trong nước ấm rồi dùng để làm sạch vết thương), hoặc thêm vào các loại bình xịt để chữa ho hoặc rối loạn hô hấp. Thoa trực tiếp tinh dầu bạch đàn lên các loại mụn cơm, mụn cóc có thể giúp bạn loại bỏ chúng một cách tự nhiên. Eucalyptucs cũng là một chất rất tốt dùng để súc miệng. Bạn hãy thêm vài giọt dầu bạch đàn vào nửa cốc nước ấm và súc miệng.

Dầu tràm

Dầu tràm là một loại dầu rất cần thiết, được chiết xuất từ lá của cây trà tràm (Melaleuca alternifolia), một loại cây có nguồn gốc từ Australia. Loại tinh dầu này có rất nhiều lợi ích, từ việc rất tốt cho các rối loạn về da và mẩn đỏ trên da như herpes và mụn. Ngày nay, loại tinh dầu này còn đang được nghiên cứu để điều trị bệnh ung thư. Tinh dầu tràm có thể được hòa tan và được sử dụng để điều trị nhiễm nấm như bệnh herpes hình vòng (ringworm), dùng như một loại chất thụt rửa cho tình trạng nhiễm nấm âm đạo và dùng như một loại nước súc miệng để chữa tưa miệng. Công thứ là thêm 1.5 thìa cà phê tinh dầu tràm vào một cốc nước ấm. Nếu phương pháp này gây kích ứng cho da của bạn, hãy ngừng sử dụng ngay.

Tinh dầu tràm cũng được dùng để chữa các vết do côn trùng đốt và sẽ làm giảm ngứa nếu con bạn bị rất nhiều côn trùng căn (thêm vào nước tắm cho con). Bạn thậm chí có thể thêm tinh dầu tràm vào dầu gội để diệt chấy rận.

Ngoài ra, tinh dầu tràm còn được sử dụng trong bệnh viêm tai giữa và dùng trong các rối loạn về hô hấp. Bạn có thể thêm tinh dầu tràm vào các loại thuốc xịt hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào một bát nước sôi và dùng để xông.

Oregano (kinh giới cay)

Oregano là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe răng miệng vì có chứa các hoạt chất như carvacrol, thymol, terpenes, và axit rosmarinic. Oregano có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong miệng. Thêm vài giọt tinh dầu oregano vào tinh dầu dừa đã được làm ấm và súc miệng trong vòng 20 phút trước khi nhổ ra.

Oregano còn được coi là một chất kháng khuẩn và là một loại antihistamine tự nhiên, do đó có thể làm giảm dị ứng. Thêm vào đó, oregano còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm sự phá hủy do oxy hóa, và có thể được dùng để tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột.

Hương trầm

Loại tinh dầu cổ xưa này được biết đến với tác dụng lên hệ viền (limbic) của não, và có thể hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh. Thêm tinh dầu hương trầm vào các loại thuốc xịt, hương trầm có thể làm tinh thần thư giãn một cách tự nhiên và giúp giảm lo âu, căng thẳng. Hương trầm cũng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên và có thể được thêm vào nước tắm. Ngâm mình trong bồn tắm có chứa hương trầm trong khoảng thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng hấp thụ.

Hoa cúc la mã

Hoa cúc la mã được sử dụng khi hệ thần kinh phải làm việc quá mức như khi lo âu hoặc căng thẳng. Hoa cúc la mã có thể được dùng để giữ tinh thần bình tĩnh và làm tăng chất lượng giấc ngủ. Hoa cúc la mã cũng có thể được dùng để chữa đau bụng ở trẻ nhỏ và có thể được dùng để cọ lên lợi trong các trường hợp trẻ mọc răng.

Chú ý: Hoa cúc la mã cũng là một loài trong họ cúc, do vậy, nếu bạn bị hen thì tốt nhất, không nên sử dụng loại hoa này.

Thông tin thêm trong bài viết: Thảo dược và gia vị cho bệnh viêm khớp dạng thấp 

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm