Chúng ta không sống ở một thế giới vô trùng và động vật – thú cưng và người bầu bạn của chúng ta không phải là không có vi trùng. Việc lây bệnh từ thú cưng xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu.
Dưới đây là những hướng dẫn cho những bệnh thường lây từ vật nuôi sang người và lời khuyên để phòng tránh.
Herpes mảng tròn từ chó con và mèo con
Những vật nuôi nhỏ thường dễ làm lây bệnh này cho người hơn là chó hoặc mèo trưởng thành.
Herpes mảng tròn là một bệnh do nấm gây ra, tạo ra những phát ban đóng vảy, đỏ, tròn trên da hoặc một mảng hói trên da đầu. Một vài vật nuôi trưởng thành, thường là mèo sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào của herpes mảng tròn. Nhưng bạn có thể dễ dàng bị nhiễm herpes mảng tròn khi chạm vào những vật nuôi bị bệnh hoặc thậm chí là chạm vào chăn hoặc khăn của vật nuôi. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đất có lẫn phân của vật nuôi nhiễm bệnh.
Nếu bạn bị herpes mảng tròn, bạn có thể dùng thuốc mỡ chống nấm bôi ngoài da, loại có chứa miconazole. Trong những trường hợp nặng hơn, bác sỹ có thể kê cho bạn thuốc chống nấm dạng uống.
Phòng tránh: Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh herpes mảng tròn là rửa tay sạch sẽ ngay sau khi bạn vuốt ve thú cưng. Và đeo găng tay khi bạn làm vườn hoặc dọn phân của thú cưng.
Giun đũa, giun móc và sán dây
Giun đũa: đa số cún con và mèo con sinh ra đã có giun đũa, bởi vậy chúng cần thường xuyên được kiểm tra và điều trị bởi bác sỹ thú y.
Trứng giun đũa có thể tồn tại hơn một tháng trong môi trường ẩm như cát hoặc đất ẩm- nơi vật nuôi thường đi vệ sinh. Nếu bạn vừa dọn cát có nhiễm giun và không rửa tay trước khi ăn, bạn có thể ăn cả trứng giun. Trong những trường hợp hiếm, một số người nhiễm trứng giun đũa có thể biểu hiện cả triệu chứng ở mắt, tim, phổi và thậm chí là hệ thần kinh.
Giun đũa có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống ký sinh trùng như albendazole hoặc mebendazole.
Giun móc ở vật nuôi, thường ở chó và mèo, có thể do nhiều loại ký sinh trùng gây ra. Con người có thể nhiễm bệnh nếu ấu trùng giun móc từ đất xâm nhập vào da. Đó là lý do bạn không nên để chó mèo leo lên giường hoặc ghế sofa. Tình trạng nhiễm giun thường sẽ tự biến mất hoặc bạn sẽ phải dùng một vài loại thuốc chống ký sinh trùng.
Sán dây có thể truyền từ bọ chét trong khi thú cưng liếm lông, cắn và nuốt bọ chét đã nhiễm sán. Sau đó thú cưng có thể sẽ lây sán sang người, dù tỷ lệ này rất thấp. Nếu da bạn tiếp xúc với vùng mông của vật nuôi, bạn có thế sẽ nhiễm sán. Bạn có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng về tiêu hóa và sụt cân. Để điều trị nhiễm sán, bạn sẽ phải dùng một số loại thuốc uống.
Phòng tránh: Bạn có thể tránh hiễm giun móc bằng việc không đi chân không hoặc ngồi trên những khu đất hoăc cát đã bị nhiễm bẩn.
Cách tốt nhất để tránh sán dây là kiểm soát bọ chét trong nhà của bạn. Đảm bảo rằng chó và mèo của bạn không có bọ chét và cũng đảm bảo rằng thú cưng mới nuôi của bạn đã được khám và điều trị giun sán, nếu cần. Dọn sạch sau khi thú cưng đi vệ sinh, để tất cả chất thải của thú cưng vào túi nilon và vứt vào sọt rác.
Nhiễm Salmonella từ thú cưng là động vật bò sát
Những người sống trong chung cư thường không được phép nuôi chó hoặc mèo, bởi vậy họ thường chọn nuôi bò sát như thằn lằn hoặc rắn. Và hậu quả là các bệnh do salmonella từ bọ sát sẽ trở nên phổ biến hơn.
Ngoài thằn lằn, rùa và kỳ nhông cũng có thể nhiễm vi khuẩn salmonella.
Bệnh do salmonella gây ra ở người có thể sẽ không gây ra các triệu chứng như ở động vật nhưng có thể làm con người thấy mệt mỏi vì bị tiêu chảy, sốt và đau bụng khoảng 1 tuần. CDC cảnh báo rằng, không nên nuôi rùa trong nhà nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc người già.
Phòng tránh:
Đưa vật nuôi dạng bò sát của bạn đi khám mỗi năm một lần để đảm bảo rằng chúng không nhiễm salmonella.
Rửa tay sau mỗi lần chạm vào vật nuôi. Không rửa chuồng của vật nuôi trong bồn rửa bát vì salmonella có thể sẽ nhiễm vào thức ăn và bát đĩa.
Đảm bảo rằng rau bạn mua để nuôi thú cưng đã được rửa sạch bởi nếu bạn nuôi thú cưng bò sát của bạn bằng bông cải hoặc bất cứ loại rau nào không được rửa sạch, thú cưng của bạn có thể sẽ nhiễm salmonella.
Và nếu bạn đưa trẻ nhỏ nhà bạn đến vườn thú, hãy chắc chắn rằng chúng đã rửa tay sạch sẽ sau chuyến đi chơi.
Bệnh sốt vẹt từ vật nuôi gia cầm
Chú vẹt của bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Chlamydophila psittaci và có thể sẽ lây sang bạn. Con người có thể nhiễm loại vi khuẩn này khi hít phải những dịch tiết khô của gia cầm nhiễm bệnh, kể cả khi thú cưng của bạn không biểu hiện là có bệnh.
Triệu chứng bạn gặp phải có thể là sốt, ớn lạnh, đau cơ và ho khan. Bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn như tetracycline hoặc doxycycline.
Phòng tránh: Hãy cẩn thận khi dọn chuồng chim. Nếu bạn dọn chuồn chim ở nơi không được thông gió tốt, bạn nên đeo mặt nạ. CDC khuyến nghị chuồng nên được dọn sạch hàng ngày và đeo găng tay khi bạn dọn phân của chim bị nhiễm bệnh.
Nhiễm Toxoplasma từ mèo
Truyền bệnh cho người thông qua phân của mèo nhiễm bệnh, vi khuẩn Toxoplasma có thể rất nguy hiểm cho trẻ chưa được sinh ra. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm loại vi khuẩn này khi mang thai, nó có thể sẽ gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé.
Toxoplasma gây ra các triệu chứng rất giống cúm và thường biến mất sau vài tuần nhưng vi khuẩn vẫn sống trong cơ thể. Bạn có thể bình phục mà không cần điều trị hoặc bác sỹ có thể kê cho bạn những loại thuốc như pyrimethamine hoặc sulfadiazine và axit folinic.
Phòng tránh: Làm sạch ổ của mèo hàng ngày và thường xuyên rửa tay với xà phòng sau đó. Rửa tay sau khi bạn làm vườn hoặc làm bất kỳ công việc gì liên quan đến đất. Cố gắng giữ mèo nhà bạn ở trong nhà bởi mèo ra ngoài chơi có nguy cơ nhiễm Toxoplasma cao hơn.
Bệnh truyền qua vết cào của mèo nhiễm bọ chét
Nếu mèo nhà bạn có bọ chét và mèo cào bạn, gây ra vết xước trên da, bạn có thể sẽ nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae. Bệnh này có thể gây sốt, phình các hạch bạch huyết và cảm giác không khỏe. Những trường hợp nặng hơn sẽ cần đến sự điều trị của bác sỹ.
Phòng tránh: Nếu bạn bị mèo cắn hoặc cào, hãy rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng ngay. Và đây lại thêm một lý do để bạn điều trị bọ chét cho mèo nhà bạn hàng tháng.
Gia cầm có thể bị nhiễm lao gia cầm và không biểu hiện triệu chứng nhưng nếu vi khuẩn này bay trong không khí và lây cho người, biểu hiện sẽ giống bị lao và phổi sẽ bị tổn thương.
Nhưng may mắn thay, đây là một bệnh không phổ biến. Bạn sẽ không nhiễm bệnh trừ khi bạn bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm lao gia cầm thường rất khó chữa và thường kháng lại nhiều loại kháng sinh. Đó là một dạng của lao nhưng không phải dạng lao truyền thống mà con người hay mắc phải.
Phòng tránh: Rửa tay là cách phòng tránh hữu hiệu nhất bạn có thể làm. Thêm vào đó, không nên nuôi những con vật nuôi chưa được kiểm dịch. Chim mua bất hợp pháp từ Mexico và Trung Mỹ thường làm bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Bệnh dại từ chó
Thông thường, căn bệnh nguy hiểm này thường gặp ở động vật hoang dã đã nhiễm bệnh như gấu trúc, chồn hôi, dơi và cáo. Có trong nước bọt, virus dại có thể truyền sang cho nếu chó của bạn đi ra ngoài và đánh nhau với động vật bị nhiễm bệnh. Nếu chó của bạn bị động vật nhiễm dại cắn, chó của bạn cũng sẽ bị dại. Nếu bạn bị động vật cắn và không rõ chúng có bị dại hay không, bạn nên được tiêm phòng dại. Nếu bạn đã phát triển các triệu chứng của bệnh dại, tỷ lệ sống sót là rất thấp. Triệu chứng của bệnh dại thường giống với cúm, bị mê sảng và ảo giác.
Phòng tránh: Cách tốt nhất để phòng dại là cho thú cưng của bạn đi tiêm phòng dại.
Nhiễm Leptospira từ nước tiểu động vật
Leptospira là vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu của động vật nhiễm bệnh như chó, chuột, và sóc. Vi khuẩn có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp sang người thông qua nước tiểu nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể tồn tại trong nước hoặc đất từ vài tuần cho đến vài tháng. Nếu chó của bạn chạy qua sân có nước tiểu nhiễm khuẩn, sau đó chạy vào nhà và liếm chân, bạn có thể sẽ nhiễm leptospira.
Triệu chứng bệnh ở người bao gồm sốt, nôn mửa, ớn lạnh và ban đỏ, có thể dẫn đến suy thận nếu không được điều trị. Đây là một bệnh có thể chữa được với kháng sinh như doxycycline hoặc penicillin.
Phòng tránh: Leptospira lại là một lý do khác để bạn thường xuyên tiêm phòng cho thú cưng của bạn. Bệnh có thể dự phòng được nếu bạn tiêm vắc xin cho chó.
Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis từ chuột hamster
Thường lây qua động vật gặm nhấm, bênh lymphocytic choriomeningitis (hay LCM) là một dạng viêm não gây ra do virus Lymphocytic Choriomeningitis. Nếu bạn tiếp xúc với nước tiểu, phân hoặc chuồng của động vật gặm nhấm bị bệnh, bạn có thể cũng bị nhiễm LCM và có các triệu chứng giống cúm. Trường hợp nặng hơn có thể gây viêm não và khiến bạn phải nhập viện. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng nhiễm khuẩn có thể sẽ lây cho thai nhi và dẫn đến các dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí tuệ. Chuột hamster có thể nhiễm virus LCM từ chuột hoang dã từ cửa hàng, tại nơi gây giống hoặc tại môi trường gia đình.
Phòng tránh: Để làm giảm nguy cơ của bạn, tránh tiếp xúc với chuột hoang dã và áp dụng các biện pháp dự phòng cho chuột của bạn. Rửa tay sau khi vuốt ve hoặc dọn chuồng của động vật gặm nhấm.
Ai nên thận trọng khi nuôi thú cưng
Nếu bạn hoặc trong nhà bạn có trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch, bạn phải tuyệt đối tuân thủ những quy tắc vệ sinh khi chăm sóc thú cưng:
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.