18 nguyên nhân căng thẳng (stress) thường gặp
Khả năng thể chất và tinh thần tăng cao trong giai đoạn báo động do nồng độ cortisol và adrenaline tăng, cơ thể bạn sẽ ưu tiên chức năng não và cơ bắp hơn là tiêu hóa, chức năng sinh dục và miễn dịch. Điều này có thể rất hữu ích khi bạn chạy trốn khỏi thú dữ, nhưng nếu nó tiếp tục diễn biến mãn tính, cơ thể sẽ bị mất cân bằng các chức năng.
Có những thời điểm trong cuộc đời chúng ta dễ bị stress hơn cả. Điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ sự kiện hoặc quá trình tạo ra căng thẳng, mà cách chúng ta tiếp nhận chúng cũng là một nguyên nhân. Trong khi chúng ta dễ dàng kiểm soát một vài tác nhân căng thẳng (giống như việc chứng ta tự chăm sóc bản thân, thái độ và niềm tin, chế độ ăn), số khác hầu như không thể chế ngự.
Điểm mấu chốt là chúng ta không thể loại trừ tất cả tác nhân căng thẳng ra khỏi cuộc sống nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách phản ứng với những thứ mình không thể kiểm soát. Căng thẳng luôn luôn là một phần của cuộc sống thường ngày. Chúng ta học cách sống lành mạnh hơn, tăng khả năng phục hồi bằng việc điều chỉnh bản thân khi có thể.
Chính vì đó, hãy chú ý đặc biệt tới những thời điểm sau:
Một sự kiện lớn không thể lường trước trong cuộc sống
Có thể là người thân trong gia đình mất đi, một tai nạn hoặc chấn thương cấp tính hay bệnh tật cần phải kiểm soát chứ không phải lo sợ thái quá.
Chế độ ăn
Có nhiều cách để chế độ ăn có thể là tác nhân căng thẳng tiềm ẩn đối với cơ thể: Thừa đường, độc tố, cà phê, chất cồn, nhạy cảm và dị ứng thức ăn, hoặc thiếu chất.
Vấn đề sức khỏe mãn tính
Đặc biệt những vấn đề không thể dễ dàng giải quyết bằng thuốc hoặc phẫu thuật và kéo dài dai dẳng: bệnh mãn tính hoặc nhiễm trùng mãn tính.
Phơi nhiễm với độc tố ngoài môi trường
Các nhân tố có thể bắt nguồn từ nơi làm việc, nhà, nước ô nhiễm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Tập thể dục
Tập thể dục quá nhiều hay quá ít đều là nguyên nhân gây stress tiềm ẩn.
Dị ứng với môi trường ảnh hưởng mãn tính đến hệ miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Thiếu kiểm soát căng thẳng
Nếu bạn không có kĩ năng kiểm soát căng thẳng đúng cách, sự căng thẳng có thể phát sinh từ việc thiếu ngủ, thiếu thời gian nghỉ ngơi và thiếu chăm sóc bản thân.
Căng thẳng trong gia đình
Có thể là căng thẳng liên quan đến gia đình hay bạn bè thân thiết: căng thẳng hôn nhân, căng thẳng trong các mối quan hệ, cưới hoặc li dị, có thêm người trong gia đình, thay đổi trong gia đình, sự phức tạp trong mối quan hệ dâu/rể.
Các vấn đề tài chính
Có thể là bất kì căng thẳng liên quan đến tài chính: nợ, vỡ nợ khoản vay hoặc phá sản, thiếu nguồn lực tài chính.
Các vấn đề pháp lý
Có thể là bất kì các vấn đề từ vi phạm luật giao thông cho đến bị kiện cáo hoặc giam giữ.
Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc
Cách bạn phản ứng với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày có thể là một nguyên nhân sâu xa của căng thẳng.
Thay đổi lớn trong thói quen hàng ngày
Bất kì thay đổi lớn nào đối với thói quen hàng ngày, như bỏ thuốc hoặc thực hiện chế độ ăn mới.
Thuốc kê đơn hoặc không theo kê đơn
Tác dụng phụ của chúng có thể gây ra căng thẳng đáng kể.
Biến động về công việc
Thay đổi về tình trạng công việc bao gồm: nhận việc mới, thôi việc, thăng chức hoặc giáng chức, vấn đề với chủ/đồng nghiệp, thay đổi giờ làm việc.
Giáo dục
Thay đổi trong học tập bạn có thể gặp: bắt đầu kì học, kết thúc kì học, thay đổi nơi đào tạo.
Thay đổi điều kiện sống
Thay đổi nơi ở hoặc môi trường: di chuyển, tu sửa hay điều kiện sống thiếu ổn định.
Sợ hãi
Bất kì sự lo sợ hay quấy nhiễu hàng ngày nào can thiệp và cuộc sống hàng ngày sẽ là nguyên nhân căng thẳng mãn tính.
Thái độ và niềm tin
Cách bạn nhìn nhận thế giới (hoặc những “quy tắc” bạn theo đuổi) có thể là nguyên nhân gây căng thẳng đến cơ thể.
Thông tin thêm trong bài viết: 9 điều các chuyên gia trị liệu làm khi bị căng thẳng
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.