Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng chống cúm A(H5N1): Không giật title với nội dung không đúng bản chất sự việc

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành công văn gửi các cơ quan báo chí và Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.

Theo đó, để  chủ động ngăn chặn dịch bệnh cúm A(H5N1) bùng phát trên gia cầm và nguy cơ lây sang người, không để xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh bệnh do COVID -19 gây ra trên người đang xảy ra, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng, tần suất tin, bài tuyên truyền về các nội dung phòng, chống dịch cúm trên gia cầm và nguy cơ lây sang người; khuyến cáo, hướng dẫn người dân về nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh.

Bộ lưu ý các cơ quan báo chí không sử dụng title và nội dung bài không đúng bản chất sự việc nhằm tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm; thận trọng khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài.

Đồng thời, cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả các loại hình báo chí về diễn biến tình hình dịch bệnh từ nguồn chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.

Đối với Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ TT&TT yêu cầu các Sở chỉ đạo cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã tuyên truyền, khuyến cáo người dân và cộng đồng phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh theo tài liệu của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID -19 và dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và nguy cơ lây sang người và các loại cúm gia cầm khác trên đàn gia cầm.

Các cơ quan báo chí và Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tích cực tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người (ảnh minh hoạ)

Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở tuyên truyền lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm trong các buổi sinh hoạt cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, khu dân cư…

Bên cạnh đó tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương và theo dõi thông tin trên mạng xã hội để chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin xấu độc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về phòng chống cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cúm A/H1N1 nguy hiểm như thế nào

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm