Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID- 19 diễn ra sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, thay mặt Ban Chỉ đạo gửi lời cám ơn Bộ Công an, Hội Chữ Thập đỏ, các địa phương, cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội… đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị trong mùa dịch.
Ảnh: Chinhphu.vn
Đánh giá cao Bộ Công an trong việc động viên các cán bộ, chiến sĩ hăng hái tham gia hiến máu tình nguyện, Phó Thủ tướng Vũ Đưc Đam bày tỏ cảm ơn đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng tham gia hiến máu để đảm bảo cung ứng nguồn máu.
"Nghĩa cử của mỗi cán bộ chiến sĩ công an nhân dân sẽ góp phần vào việc khắc phục tình trạng thiếu máu phục vụ điều trị bệnh nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh
Qua đây, Phó Thủ tướng cũng kêu gọi những lực lượng khác như thanh niên... và những người khỏe mạnh khác tiếp tục hiến máu để phục vụ điều trị cho bệnh nhân trong giai đoạn khó khăn này
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, ngày 7/4, Bộ trưởng Bộ Công an- Đại tướng Tô Lâm đã có thư kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần vì nhân dân phục vụ, tiếp tục thực hiện các công điện, mệnh lệnh chỉ đạo về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm và phòng chống dịch bệnh COVID-19;
Đồng thời, động viên cán bộ, chiến sĩ hăng hái tham gia hiến máu tình nguyện và vận động mọi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn cùng tham gia hiến máu cứu người.
Bộ trưởng Tô Lâm mong muốn công an nhân dân là những chiến sĩ tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều nay, các cán bộ chiến sĩ đang công tác tại cơ quan Bộ Công an đã gương mẫu tham gia hiến máu.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: COVID-19: Cập nhật mới nhất, liên tục ngày 09/04/2020
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.