Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Xử lý nghiêm người không cách ly toàn xã hội, không đeo khẩu trang, ra đường không cần thiết

Gần 4 tỷ người ở 90 quốc gia đang được yêu cầu ở nhà để phòng chống COVID-19. Nhiều nước thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, cả xử lý hình sự đối với người ra đường không đúng quy định. Việt Nam không phải nước duy nhất thực hiện cách ly toàn xã hội nhưng là nước thực hiện sớm. Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng công an xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly toàn xã hội, không đeo khẩu trang, không có việc cần thiết nhưng vẫn ra đường…

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h ngày 10/4/2020:

* Thế giới: 1.603.163 người mắc, 95.693 người tử vong.

210 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 16.479, số ca tử vong là 593.

- Việt Nam đứng thứ 106/210 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Việt Nam: 255 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca được công bố khỏi bệnh: 128

- 127 ca bệnh đang được điều trị.

 

Số ca nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số ca nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng

Số lượng F1 đang  được cách ly tập trung

Số lượng F2 được cách ly tại nhà  và theo dõi y tế

126

129

25.049

49.892

1. Tổng số ca mắc mới tính từ 9h ngày 9/4 đến 9h ngày 10/4 trên tổng số ca tích luỹ: 4/255.

Trong đó:

02 trường hợp được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

02 trường hợp nhiễm được phát hiện tại cộng đồng.

2Tổng số ca bình phục trong ngày: 02

3Số ca tử vong: 0

4Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị:

- Hà Nội: 106

- TP Hồ Chí Minh: 55

- Vĩnh Phúc: 18

- Ninh Bình: 13

- Bình Thuận: 9

5Số ca nặng: 08

6. Số ca có tiến triển tốt:

+ Số ca có xét nghiệm âm tính lần 1 là: 35 (trong đó số âm tính lần 2 là 18)

7. Số người cách ly:

- Tại cơ sở y tế: 720

- Tại khu cách ly tập trung: 24.329

- Tại nhà: 49.892

* Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 126

Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 129

Trong đó:

34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng.

28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng.

- 67 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Danh sách các trường hợp mắc bệnh theo tỉnh, thành phố

Thông tin một số ổ dịch hiện nay:

* (Nguồn: Cục Y tế dự phòng, đang tiếp tục cập nhật... )

8. Nhận xét:

- Theo bản tin phát lúc 6h00 sáng ngày 10/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Hiện số mắc vẫn là 255 ca. Cũng trong ngày hôm nay, dự kiến có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Tổng số ca mắc: 255 trường hợp, trong đó: 158 người từ nước ngoài chiếm 62,2%; 97 người lây nhiễm thứ phát.
 

- Những ngày qua, Việt Nam có ít ca nhiễm mới hơn, số ca khỏi bệnh ngày càng nhiều, một số bệnh nhân nặng tiến triển tích cực, nhiều người ca ngợi trình độ của y tế Việt Nam.

- Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nguy cơ lây nhiễm còn lớn, không thể chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khiến dịch bùng phát. Do đó, Thủ tướng yêu cầu, người dân phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, ai không thực hiện thì xử phạt nghiêm, phê phán cá nhân, tập thể vi phạm. Không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19 như tình trạng một số nước vấp phải.

- Kiên định nguyên tắc từ đầu là: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả, trong từng thời điểm, có thể thay đổi chiến thuật, ứng phó theo giai đoạn.

- Để ngăn chặn nguồn lây bệnh từ bên ngoài cần thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 16, tiếp tục giữ chặt biên giới, hạn chế người từ nước ngoài vào Việt Nam trừ một số trường hợp theo quy định. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, tạm dừng các chuyến bay quốc tế trừ chở hàng và công tác bảo hộ công dân được sự cho phép của Thủ tướng. Hạn chế tối đa các chuyến bay nội địa. Tiếp tục khuyến cáo công dân ở các nước không về nước trước ngày 15/4 trừ một số trường hợp đặc biệt. Với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam, đều thực hiện cách ly từng đối tượng cụ thể.

- Thủ tướng giao Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế có nhận định, đánh giá tình hình sát đúng để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc có hay không tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 sau thời hạn 15/4.

Cần chú trọng phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 cho các nhân viên y tế. Tập trung phát triển trang thiết bị y tế. Bộ Y tế mở các kênh tư vấn bảo vệ sức khỏe cho người dân đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài qua hệ thống khám chữa bệnh trực tuyến....

- Truyền thông tuyên truyền đúng mức, không lạc quan quá, cũng không giật gân khiến người dân hoang mang. Truyền thông cần tập trung vào 3 đối tượng: Y bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp chống dịch; các đội ngũ phục vụ trực tiếp như công an, quân đội, kể cả lực lượng biên phòng; những tấm lòng nhân ái.

Khuyến cáo:

Bộ Y tế khuyến cáo 10 biện pháp đơn giản phòng, chống dịch COVID-19:

1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

 

2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.

3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.

4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe  hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.

10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.

Cập nhật số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN đến 9h ngày 10/4/2020.

STT

Quốc gia

Số ca mắc

Số ca tử vong

1

Malaysia

4.228

67

2

Philippines

4.076

203

3

Indonesia

3.293

280

4

Thái Lan

2.423

32

5

Singapore

1.910

07

6

Việt Nam

255

0

7

Brunei

135

1

8

Campuchia

119

0

9

Myanmar

23

3

10

Lào

16

0

11

Timor-Leste

1

0

Tổng

16.479

593

Tham khảo thêm thông tin tại: Họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế Tây Thái Bình Dương: Đoàn kết chống dịch COVID-19

 

Dương Hải - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm