Việc làm này nhằm giúp phụ nữ mang thai, sau sinh và nhân viên y tế chăm sóc sản khoa, sơ sinh tại các bệnh viện được hỗ trợ đáp ứng tốt hơn với dịch bệnh. Hỗ trợ ban đầu giai đoạn 1 của UNFPA là 7.000 chai nước rửa tay sát khuẩn.
Nguồn hỗ trợ này sẽ được chuyển đến Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, Ban vận động và điều phối nguồn hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 theo Quyết định số 1219/QĐ-BYT ngày 19/3/2020 - đơn vị sẽ điều phối và cung ứng sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn tới các cơ sở y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó dự kiến sẽ phân bổ tới các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Nhà hộ sinh và các đơn vị chăm sóc sức khỏe sinh sản khác trên địa bàn Hà Nội.
Kể từ khi ca dương tính đầu tiên được phát hiện, Chính phủ Việt Nam đã có chương trình hành động quyết liệt để ngăn chặn dịch COVID-19. Tính đến 03/04/2020, Việt Nam ghi nhận 237 ca mắc COVID-19. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 ở giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trong nhằm bảo đảm mang thai và sinh con an toàn. Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm đường hô hấp phải được ưu tiên điều trị sớm do sức khỏe của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do lây nhiễm COVID-19.
Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao những hỗ trợ của UNFPA tại Việt Nam và nhấn mạnh rằng bảo vệ sức khỏe mọi người dân trong thời điểm dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, đặc biệt ưu tiên các nhóm dân số dễ bị tổn thương và các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Bà Naomi Kitahara - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nói: “Chúng tôi nhận thấy cần thiết phải hỗ trợ Bộ Y tế và “những anh hùng” của đất nước - đó là những nhân viên y tế, đặc biệt những người làm việc ở tuyến đầu vì họ phải đối đầu với rủi ro và nguy cơ sức khỏe bản thân để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người và ngăn chặn bệnh dịch lây lan. Việc bảo vệ nhân viên y tế không bị lây nhiễm phải là ưu tiên hàng đầu trong quá trình ứng phó với dịch bệnh COVID-19.”
“Chúng tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết với tất cả người dân Việt Nam bởi vì tất cả chúng ta đang cùng nhau đối mặt với dịch COVID-19. Cùng với các cơ quan của Liên Hợp Quốc, UNFPA luôn sẵn sàng hỗ trợ với tất cả những gì có thể để cùng Việt Nam chiến đấu với dịch bệnh này. Chúng ta cũng cần dành sự quan tâm đặc biệt tới các nhóm dân số dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ mang thai.”
Cũng giống như các tình huống khẩn cấp, dịch bệnh COVID-19 có thể ngăn cản tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu và làm giảm thiểu khả năng ứng phó của các cấp chính quyền với nạn bạo lực giới trong chính thời điểm phụ nữ và trẻ em gái thực sự cần các dịch vụ này. UNFPA đang cùng hợp tác với Chính phủ và các đối tác, nhằm ưu tiên các nhu cầu đặc thù của phụ nữ và trẻ em gái, phù hợp với các mục tiêu mà UNFPA đang hướng tới vào năm 2030: không có trường hợp bà mẹ nào chết khi mang thai sinh đẻ, mọi nhu cầu kế hoạch hóa gia đình đều được đáp ứng và không có bạo lực giới và các thực hành có hại.
UNFPA kêu gọi các đối tác cùng hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại COVID-19 thông qua việc cung ứng các sản phẩm thiết yếu cho phòng chống dịch, đặc biệt cho những người có nguy cơ cao bao gồm phụ nữ mang thai và phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực giới.
UNFPA là cơ quan Liên Hợp Quốc chuyên sâu về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Các hoạt động của UNFPA nhằm hướng tới một thế giới mà mỗi lần mang thai đều được mong đợi, mọi ca sinh nở đều được an toàn và mỗi người trẻ tuổi đều được phát triển hết tiềm năng của mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách tập thể dục tại nhà trong đợt bùng phát COVID-19
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.