Những hormon quan trọng của phụ nữ
Các tuyến nội tiết như tuyến tụy, tuyến giáp, buồng trứng và một số cơ quan khác kiểm soát mọi thứ từ tâm trạng, vị giác và mức năng lượng cho tới chu kỳ kinh nguyệt và hệ miễn dịch. Bạn có lẽ đã quá quen thuộc với những hormon sinh dục như estrogen và testosterone, nhưng có những hormon bạn ít khi để ý đến lại có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể phụ nữ.
Hormon tuyến giáp
Hormon tuyến giáp là nội tiết tố đóng vai trò điều hòa các hoạt động chuyển hóa và thân nhiệt. Từ việc chi phối cảm giác ngon miệng và mức năng lượng cho tới thời gian kéo dài của chu kỳ kinh nguyệt, tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chức năng khác nhau. Rối loạn hoạt động tuyến giáp cũng là căn bệnh nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ.
Khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormon, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn, lo lắng hoặc kích động, mất xương hay tim đập nhanh hay luôn có cảm giác nóng bức. Ngược lại, khi tuyến giáp tiết ra quá ít hormon, các quá trình trên sẽ giảm xuống: suy nghĩ của bạn trở nên chậm chạm, mức năng lượng suy giảm và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, gây mất nhiều máu hơn.
Xét nghiệm nồng độ hormon kích thích tuyến giáp (TSH) có thể giúp các bác sỹ chẩn đoán chính xác căn bệnh của bạn để có những điều trị thích hợp cho bạn. Bên cạnh đó, các bác sỹ có thể làm các xét nghiệm như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm nồng độ hoormon tuyến giáp T3 - T4 để chẩn đoán xác định bệnh lý tuyến giáp nếu có.
Progesterone
Progesterone là một hormon thai kỳ quan trọng giúp tử cung “chấp nhận” và “thích nghi” với sự hiện diện của tinh trùng. Nồng độ progesterone tăng và giảm đáng kể trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo GS. Louann Brizendine thuộc Đại học California (Mỹ): Progesterone đôi khi được gọi là hormon valium (diazepam) do nồng độ hormon này rất cao vào khoảng ngày 19 của chu kỳ kinh nguyệt, giúp bạn cảm thấy thư giãn tinh thần, ăn ngon và ngủ ngon.
Nồng độ hormon Progesterone thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, và thường đạt đỉnh vào khoảng ngày thứ 10-14 của chu kỳ. Tuy nhiên trước đó, sự gia tăng nhẹ nồng độ progesterone sẽ giúp cung cấp năng lượng cho những hoạt động liên quan đến tư duy và hành vi của bạn. Sau khi rụng trứng, nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ Progesterone bắt đầu sụt giảm, chuẩn bị cho một chu kỳ kinh nguyệt mới. Nếu trứng được thụ tinh, Progesterone sẽ được sản xuất tăng thêm để chuẩn bị sẵn sàng cho hợp tử mới hình thành làm tổ trong tử cung.
Các biến chứng trong thai kỳ, rối loạn kinh nguyệt, mức năng lượng thấp hay tăng cân đều là hậu quả khi bị rối loạn progesterone. Một xét nghiệm máu đơn giản định lượng Progesterone có thể giúp xác định nồng độ progesterone của bạn và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này.
Melatonin
Với vai trò điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, melatonin giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm và đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cảm giác ngon miệng và mức năng lượng.
Nếu bạn hay có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm – vốn là thời điểm cơ thể thường mệt mỏi và buồn ngủ - là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn hormon melatonin. Vị giác và mức năng lượng của bạn có thể tăng giảm vào những thời điểm không phù hợp.
Xét nghiệm máu hay nước tiểu định lượng melatonin có thể giúp bác sỹ chẩn đoán bạn có thiếu hụt melatonin hay không. Tuy nhiên, các bác sỹ ít khi phải điều trị tình trạng này vì may mắn thay, đối với hầu hết chúng ta, duy trì thói quen sinh hoạt ổn định như đi ngủ, thức dậy và ăn uống tại cùng một thời điểm nhất định mỗi ngày sẽ giúp cân bằng lại mức nồng độ hormon melatonin và phục hồi nhịp sinh học bình thường của cơ thể.
Hormon tuyến cận giáp
Hormon cận giáp giúp điều hòa hoạt động của hệ thống mạch máu, cơ quan và nồng độ canxi tại xương, cũng như giúp cơ thể chuyển hóa và tổng hợp vitamin D.
Hiện tượng lạnh, co rút tay chân và loạn nhịp tim là những dấu hiệu cảnh báo nồng độ hormon cận giáp đang hạ thấp. Tình trạng mất nước, sỏi thận và loãng xương lại liên quan đến hoạt động quá mức của tuyến cận giáp. Một xét nghiệm máu định lượng hormon cận giáp có thể giúp bác sỹ biết được những rối loạn của tuyến nội tiết này.
Cortisol
Nồng độ cortisol tăng cao mỗi khi bạn bị căng thẳng và cortisol giúp hỗ trợ cho hoạt động trí nhớ, kiểm soát đường huyết, cân bằng tỷ lệ muối/nước và kích thích hay hạn chế phản ứng viêm.
Theo các chuyên gia, hiện tượng mặt đỏ bừng, rụng tóc, mọc lông trên mặt, loãng xương và rối loạn kinh nguyệt là các dấu hiệu cảnh báo nồng độ cortisol của bạn có thể đang bất ổn. Xét nghiệm máu có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề.
Ghrelin
Đây là loại hormon thông báo cho cơ thể biết lúc nào bạn cảm thấy đói, đồng thời cũng kích thích hệ thống tiêu hóa sản xuất acid dịch vị và các enzyme để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn có cảm giác đói rất sớm sau khi đã ăn no, hoặc bạn không cảm thấy thõa mãn ngay cả sau khi vừa chén sạch một bữa ăn khổng lồ thì rất có thể cơ thể bạn đang có trục trặc với hormon ghrelin.
Ngủ quá ít và quá căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn hormon ghrelin. Theo một nghiên cứu trên tạp chí British Journal of Nutrition, một chế độ ăn quá giàu đường hay carb cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến ghrelin.
Insulin
Insulin chịu trách nhiệm cho quá trình chuyển đường từ trong máu vào các tế bào hoặc chuyển đường từ máu vào các cơ quan dự trữ để tạo ra năng lượng khi cần.
Quá thừa hoặc quá ít insulin đều có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Trước hết, giảm sản xuất insulin có thể khiến cơ thể có cảm giác cực kỳ khát, tiểu nhiều, xuất hiện những mảng khác lạ trên da. Về sau, tình trạng thiếu insulin kéo dài có thể tiến triển thành tiểu đường type 1 hoặc type 2. Xét nghiệm chỉ số HbA1c máu có thể giúp phát hiện ra những bất thường về nồng độ insulin.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách giúp tăng hormone sinh dục nam tự nhiên
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.