Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các liệu pháp thay thế hormones

Liệu pháp thay thế hormone sử dụng một hay nhiều hormone để điều trị các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Liệu pháp này sử dụng estrogen, progestin (một loại progesterone), hoặc cả hai. Đôi khi testosterone cũng được bổ sung.

Mãn kinh và Hormone

Các triệu chứng mãn kinh bao gồm:

  • Nóng ran
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Các vấn đề khi ngủ
  • Khô âm đạo
  • Bồn chồn
  • Ủ rũ
  • Giảm hứng thú quan hệ tình dục

Sau mãn kinh, cơ thể của bạn sẽ ngừng sản xuất estrogen và progesterone. Liệu pháp thay thế hormones có thể chữa các triệu chứng mãn kinh làm phiền bạn nhưng cũng làm tăng một số nguy cơ:

  • Hình thành các cục máu đông
  • Ung thư vú
  • Bệnh tim
  • Đột quỵ

Mặc dù có những lo ngại về những vấn đề trên, đối với nhiều phụ nữ, đây là phương pháp an toàn để chữa triệu chứng mãn kinh, tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Không áp dụng vượt quá 5 năm
  • Ở liều thấp nhất có thể

Các hình thức của liệu pháp hormone

Liệu pháp này có nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể cần thử các cách khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với bạn.

Estrogen có thể bổ sung qua:

  • Thuốc xịt mũi
  • Viên nén hoặc viên nang, qua đường uống
  • Gel bôi da
  • Miếng dán da, dán vào đùi hoặc bụng
  • Kem bôi âm đạo hoặc viên đặt âm đạo để giải quyết khô và đau khi quan hệ tình dục
  • Vòng đặt âm đạo

Phần lớn phụ nữ sử dụng estrogen và những người vẫn còn tử cung cũng cần sử dụng progestin. Sử dụng cả hai hormone với nhau giảm nguy cơ  ung thư tử cung. Phụ nữ cắt tử cung không thê ung thư tử cung. Cho nên họ được khuyến nghị chỉ dùng estrogen.

Progesterone hay progestin được bổ sung qua:

  • Viên uống
  • Miếng dán da
  • Kem bôi âm đạo
  • Viên đạt đặt âm đạo

Các loại liệu pháp hormone được bác sĩ kê đơn có thể phụ thuộc các triệu chứng mãn kinh bạn có. Ví dụ, viên uống hoặc miếng dán có thể chữa chảy mồ hôi đêm. Vòng âm đạo, kem hoặc viên nang có thê giảm khô âm đạo.

Thảo luận ích lợi và nguy cơ của phương pháp này với nhân viên y tế.

Thực hiện liệu pháp như thế nào

Khi sử dụng estrogen và progesterone cùng lúc, bác sĩ của bạn có thể gợi ý một trong những thời gian biểu sau::

Liệu pháp hormone theo chu kì thường được khuyên sau khi bạn bắt đầu mãn kinh

  • Bạn uống viên estrogen hoặc sử dụng miếng dán trong 25 ngày.
  • Progestin được bổ sung giữa ngày 10 và 14.
  • Bạn sử dụng estrogen và progestin kết hợp cho những ngày còn lại.
  • Bạn sẽ không dùng bất kì hormone nào từ 3 đến 5 ngày.
  • Bạn có thể sẽ bị chảy máu hàng tháng với liệu pháp chu kì.

Liệu pháp kết hợp khi bạn dùng cùng lúc estrogen và progestin tất cả các ngày.

  • Bạn có thể bị chảy máu bất thường khi bắt đầu hoặc chuyển qua lịch trình thay thế hormone này.
  • Phần lớn phụ nữ ngừng chảy máu trong vòng 1 năm.

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nếu bạn có triệu chứng nặng hoặc nguy cơ loãng xương cao. Ví dụ, bạn có thể cũng dùng testosterone, một hormone nam để cải thiện ham muốn tình dục.

Tác dụng phụ của liệu pháp hormone

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Đau vú
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Buồn nôn
  • Ứ nước
  • Chảy máu bất thường

Nói với bác sĩ khi bạn nhận thấy tác dụng phụ. Thay đổi liều hoặc phương pháp điều trị giúp giảm tác dụng phụ. KHÔNG thay đổi liều hoặc ngừng dùng thuốc trước khi nói chuyện với bác sĩ.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ

Nếu bạn chảy máu âm đạo hoặc các triệu chứng bất thường khác, gọi cho bác sĩ.

Đảm bảo đến gặp bác sĩ để khám định kì khi sử dụng liệu pháp thay thế hormones.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hợp từ Medlineplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm