Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thói quen của bố mẹ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Bất kỳ một hành động nào của bạn đều ảnh hưởng tới lối sống và cách đưa ra quyết định của trẻ sau này. Điều này đúng tới mức nhiều khi bạn tưởng rằng những thói quen được di truyền từ bố mẹ qua con cái.

Bố mẹ là hình mẫu

Trẻ học cách cảm nhận cơ thể, khả năng và mọi thứ từ những gì bạn nói và làm, trẻ luôn bắt chước mọi hành động của bạn. Do đó cách tốt nhất để dạy trẻ em là tạo những thói quen lành mạnh, mang tính động viên khuyến khích. Hãy hạn chế khen thưởng quá mức hay trừng phạt trẻ. Thay vào đó bạn nên chọn các hành động tích cực và các mô hình hành vi lành mạnh và luôn để cho trẻ thấy những hành vi đó mang lại hiệu quả như thế nào.

Một tấm gương tốt nhất là từ cha mẹ hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, duy trì được cân nặng hợp lý hơn. Bạn muốn trẻ thay đổi bản thân và có lối sống tích cực? Một nguyên tắc tối ưu là: Hãy làm điều đó cùng nhau - Bố mẹ và Con trẻ.

Thói quen xấu số 1: Chỉ trích bản thân

Bạn hay cằn nhằn về việc mình quá béo nên không vừa với chiếc quần jean này hoặc mình nặng bao nhiêu cân. Đó chính là một cách chỉ trích bản thân khiến cho lòng tự trọng nhà bạn dường như trở nên quá phù phiếm.

Trẻ em - đặc biệt là các cô bé gái - luôn bị ảnh hưởng bởi những gì nghe mẹ nói. Dần dần, việc này có thể làm cho các bé không thích bản thân mỗi khi nhìn vào gương, tự xăm xoi và cảm thấy tự ti về ngoại hình và sau này là tự ti về bản thân mình. Những điều này khiến những cô gái trẻ luôn quay vòng trong chế độ ăn yo-yo, ăn kiêng hoặc tăng nguy cơ mắc những rối loạn ăn uống nguy hiểm.

Hãy cùng với trẻ tìm thấy những thế mạnh riêng của bản thân mình, để trẻ cùng với chính bạn hiểu rằng điều gì làm nên giá trị đích thực của mình. Nếu bạn hay bé có một ngoại hình không được ưng ý, tại sao bạn không cùng trẻ nhìn thấy những tính cách năng động, đáng yêu, sự quan tâm và chân thành với người khác. Xác định giá trị đích thực của bản thân sẽ giúp xây dựng lòng tự trọng, tính tự tin và độc lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Thói quen xấu số 2: Ăn uống dựa trên cảm xúc

Nếu bạn cảm thấy việc ăn uống sẽ giúp bạn đỡ đau buồn hơn hoặc đỡ thất vọng hơn khi gặp stress thì đó cũng là cách bạn ảnh hưởng đến con bạn. Bạn đang truyền tải một thông điệp rằng thực phẩm là cách để xoa dịu những nỗi đau ở trong lòng.
Thay vì ngồi ăn để quên đi nỗi buồn bạn có thể cùng con bạn trò chuyện, đi dạo với nhau hoặc với bạn bè khác để giảm stress. Như vậy đứa trẻ biết được cách giải tỏa stress tốt nhất sau này.

Thói quen xấu số 3: Liên tục dùng điện thoại

Thật không công bằng khi bạn cấm trẻ không được đụng vào điện thoại, không nhắn tin, không chơi game trên máy tính bản hoặc trên smartphone nhưng chính bạn lại luôn cầm điện thoại của mình để nhắn tin, giải trí, làm việc. Đó chính là điều mâu thuẫn, bạn đặt ra luật nhưng chính bạn lại không làm gương cho con bạn.
Trẻ em tiếp xúc với màn hình quá nhiều sẽ khó ngủ hơn, giấc ngủ bị ảnh hưởng là nguyên nhân khiến con mất tập trung học hành, thậm chí là ảnh hưởng đến cả cân nặng – đặc biệt nếu trẻ mải chơi không ăn bữa tối có nguy cơ béo phì cao.
Tốt nhất  là bạn nên thiết lập chế độ nói không với thiết bị điện tử cho tất cả mọi người bao gồm cả bố mẹ, đặc biệt là trước khi đi ngủ và xung quanh các bữa ăn.

Thói quen xấu thứ 4:  Quan tâm đến chất lượng cuộc vui chơi hơn số lượng

Hầu hết các bé gái thích đều thích sành điệu như người lớn. Trẻ cũng thích những bữa tiệc dành riêng cho chúng và bạn bè để “quẩy” tới bến. Điều này không có gì là sai trái khi trẻ có thời gian vui chơi với bạn bè cùng trang lứa, nhưng chúng  có thể tạo ra những thói quen không tốt cho trẻ. Thay vì để các cô gái của chúng ta vui chơi quá đà với ipad và búp bê bạn có thể dẫn những đứa trẻ đi chơi ngoài trời hoặc đưa chúng đến với những môn thể thao lành mạnh tạo cơ hội cho những cô gái nhỏ trở lên mạnh mẽ, khỏe khoắn hơn,cũng như đó là cách giảm stress tuyệt vời cho cả phụ huynh và trẻ. Ngoài ra bạn cũng nên khen các cô bé thật là thông minh và xinh đẹp một cách thường xuyên để tạo niềm hứng khởi cho chúng.
Trẻ em trai cũng vậy, hãy để chúng tham gia các trò chơi ngoài trời, những môn thể thao vận động và đối kháng thay vì cắm cúi nhiều giờ với tivi và trò chơi điện tử. Điều này sẽ giảm bớt nguy cơ béo phí, chứng tự kỷ và nhiều rối loạn khác.

Thói quen xấu thứ 5: Uống rượu để giải tỏa stress

Nếu bạn trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc và tồi tệ, bạn tự nhủ “ tôi cần phải uống rượu”. Đó chính là việc bạn đã tạo cho trẻ thói quen” mượn rượu giải sầu”. Điều này cũng tương tự như việc nghiện cà phê để tỉnh táo hơn. Bạn không thể biện hộ đây là những thói quen không tốt với trẻ em được vì một ngày nào đó con bạn cũng lớn.

Thay vì việc uống rượu để bớt stress hay cà phê để tỉnh táo thì bạn có thể ngồi thiền, tập yoga, tập thể dục và hãy đưa những hành vi lành mạnh này đến với tất cả các thành viên trong gia đình bạn như thế trẻ sẽ nhận ra được những thói quen tốt cho sức khỏe.

Thói quen xấu số 6: Biến mọi thứ thành một cuộc thi

Bạn thường so sánh con bạn với các bạn chúng, với con nhà hàng xóm hoặc với anh chị em họ hàng và luôn biến mọi thứ trong cuộc sống của con bạn thành một cuộc thi đấu và bạn muốn con bạn phải ở top đầu. Cách giáo dục này rất phổ biến nhưng nó không hiệu quả với tất cả mọi đứa trẻ. Có rất nhiều đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, khó chịu khi nghe thấy cụm từ: "Con nhà người ta...".
Hãy thử cách khác tích cực hơn như tích cực khen ngợi trẻ khi trẻ đã làm hết sức mình cho dù kết quả không được tốt cho lắm. Hãy tập trung vào những gì mà con thích làm, thúc đẩy việc cạnh tranh với chính bản thân trẻ chứ không phải là với người khác, chỉ cho con thấy sự tiến bộ của bản thân mình so với trước đây. Bạn cũng có thể cùng con tìm ra những ưu điểm của chúng và nói chuyện với chúng về các động lực cũng như làm thế nào để cảm thấy tốt hơn mỗi ngày.

Thói quen xấu số 7: Luôn tranh luận

Nếu bạn và chồng hoặc vợ bạn luôn thích tranh cãi mọi vấn đề trong cuộc sống thì bạn vô tình tạo cho trẻ thói quen tương tự như vợ chồng bạn.Tranh cãi giúp con người tìm ra được chân lý, nhưng cũng là thứ gây ra stress cho cuộc sống. Bạn tưởng rằng việc tranh cãi sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, đỡ lăn tăn hay bức xúc hơn nhưng thực ra sau đó bạn bắt đầu thấy mệt mỏi, áp lực hơn và sinh ra cảm xúc tiêu cực hơn rất nhiều so với việc không tranh cãi. Căng thẳng và cảm xúc tiêu cực đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ béo phì.

Thói quen xấu số 8: Nói xấu

Hãy tự hỏi mình xem liệu người đó hay việc đó có đáng để minh phàn nàn để mình nói xấu và bêu riếu hay không? Bởi vì việc nói xấu có rất nhiều tác hại đặc biệt là thói quen này có thể truyền lại cho con bạn. Việc chỉ trích một vấn đề nào đó từ góc độ phiến diện một chiều đang xuất hiện nhan nhản trên các tạp chí, show truyền hình, báo mạng và ngay cả chính bản thân các phụ huynh đã vô tình tạo cho đứa trẻ hình thành nhân cách là chỉ trích người khác khi chưa suy nghĩ thấu đáo.  Nếu muốn trẻ dời xa thói quen này thi nên cho trẻ dời xa những thứ nhảm nhí đó, đi ra ngoài tập thể dục, đạp xe và vui chơi. Thậm chí để trẻ không có thói quen đó, bạn cũng phải thay đổi chính bản thân mình.

Cách bạn xử sự mọi việc luôn ảnh hưởng đến con bạn, đừng nghĩ rằng trẻ không để ý hoặc không hiểu gì về những thói quen xấu của bạn. Nếu bạn đã trót có những thói quen xấu đó rồi thì bạn còn một cách để chữa cháy cho mình đó là lấy đó làm ví dụ để phân tích cho con bạn rằng làm như thế là không đúng và gợi ý trẻ hãy giúp bạn vượt qua được những thói quen đó. Như vậy trẻ có thể vừa nhận thức được vấn đề và vừa định hình cho mình một phong cách sống lành mạnh hơn. Hơn nữa việc giúp một ai đó sẽ làm cho trẻ thấy vui hơn và sống hạnh phúc hơn.

Ths.Bs.Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm