Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy hại khôn lường cho sức khỏe khi nín hắt hơi

Hắt hơi ở nơi đông người (chẳng hạn như trong rạp chiếu phim hoặc trong khi phát biểu) có thể khiến bạn xấu hổ. Điều này thôi thúc suy nghĩ “liệu mình có nên nhịn hắt hơi hay không?”

Hắt hơi là cách để cơ thể loại bỏ các chất kích thích như vi trùng, phấn hoa hoặc bụi ra khỏi mũi và cổ họng. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, động tác hắt hơi có thể khá mạnh, đẩy hàng chục nghìn giọt nhỏ ra khỏi mũi với tốc độ lên đến 160km/h. Tuy nhiên, một số người có phản xạ hắt hơi yếu hơn nên họ hắt hơi nhiều lần liên tiếp để tống chất gây kích ứng ra ngoài.

Nhịn hắt hơi đi kèm với một số tác dụng phụ tiêu cực tiềm ẩn và một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Việc nhịn hắt hơi có thể gây áp lực lên đường thở của bạn gấp 20 lần so với việc bạn chỉ hắt hơi ra ngoài. Dưới đây là những lý do tại sao bạn không nên cố nhịn hắt hơi.

1. Nhịn hắt hơi khiến ngực bị tổn thương

Việc kìm hãm lực hắt hơi có thể dẫn đến cảm giác tức ngực khó chịu. Khi cố nhịn, bạn đang gây áp lực lên cơ hoành - cơ ở ngực giúp chúng ta thở. Điều này không gây nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu.

Đọc thêm bài viết: Dị dạng xoăn mũi giữa

2. Nhịn hắt hơi có thể làm thủng màng nhĩ

Vỡ màng nhĩ là một tác động có thật có thể xảy ra khi nhịn hắt hơi. Mũi và tai của chúng ta được nối với nhau bằng ống eustachian. Nếu bạn nhịn hắt hơi, áp lực trong mũi sẽ tăng lên, áp lực này sẽ dồn vào tai qua ống eustachian. Và điều này có thể dẫn đến chấn thương màng nhĩ.

3. Nhịn hắt hơi dẫn đến nhiễm trùng tai

Trong trường hợp hắt hơi là do bạn bị bệnh (cảm lạnh, cúm…) thì chất nhày chứa đầy virus và vi khuẩn sẽ di chuyển từ mũi qua ống eustachian và vào tai của bạn nếu bạn nhịn hắt hơi. Điều đó có thể tạo tiền đề cho nhiễm trùng tai giữa.

4. Nhịn hắt hơi dẫn đến vỡ mạch máu

Hắt hơi gây ra rất nhiều áp lực và việc cố gắng kìm lại có thể khiến mao mạch trong mắt, mũi hoặc màng nhĩ bị vỡ. Nếu bị vỡ mạch máu, bạn có thể thấy một đốm đỏ trên nhãn cầu hoặc thậm chí chảy máu mũi một chút.

Đọc thêm bài viết: Mùi hoa sữa – Thủ phạm khó chịu không phải mùi hương

5. Những vấn đề khác nghiêm trọng hơn

Ngoài việc có khả năng khiến bạn khó chịu hoặc gây ra bệnh hoặc thương tích nhẹ. Nhịn hắt hơi thậm chí có thể gây ra những nguy hiểm đến tính mạng. Đã có những báo cáo được công bố về việc hắt hơi mạnh gây ra chứng phình động mạch hoặc phồng mạch máu trong não. Theo một báo cáo năm 2021 trên ‌American Journal of Otolaryngology‌, những cơn hắt hơi dữ dội cũng có liên quan đến đứt thanh quản hoặc cổ họng.

Theo chuyên gia, tốt hơn hết là bạn nên hắt hơi ra thay vì cố kìm nén. Để ngăn việc hắt hơi có thể lây lan virus, vi khuẩn, CDC khuyên bạn nên che miệng và mũi bằng khăn giấy. Sau đó, vứt bỏ khăn giấy và rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay. Nếu không có sẵn khăn giấy, cách tốt nhất là hắt hơi vào khuỷu tay của bạn (và tránh xa những người khác trong khi bạn làm như vậy, nếu có thể). Và nếu bạn nhất định phải nhịn hắt hơi, hãy cố gắng không bịt lỗ mũi quá chặt. Bịt mũi quá chặt sẽ dẫn đến áp lực cao hơn trong mũi và làm tăng cảm giác khó chịu.

Tóm lại, chuyên gia khuyến nghị bạn nên hắt hơi bất cứ khi nào có thể. Việc nhịn hắt hơi có thể làm khó chịu, gây ra các tổn thương hoặc thậm chí viêm tai. Mặc dù nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là rất thấp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo LiveStrong
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm